Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN Ở LỢN (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome - PRRS) - Bệnh Tai xanh

Cập nhật: 08/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 I - Lịch sử bệnh

Bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ năm 1987, dựa trên hiện tượng lợn mắc bệnh ở đường sinh sản và hô hấp ở thể cấp tính. Thời gian đầu dựa vào các biểu hiện lâm sàng nên bệnh có nhiều tên gọi khác nhau: Bệnh thần bí ở lợn ( khi chưa phát hiện được nguyên nhân), Bệnh tai xanh (tai một số lợn nái có màu xanh), Hội chứng vô sinh và sảy thai ở lợn (lợn nái bị vô sinh và sảy thai), Hội chứng sảy thai và bệnh đường hô hấp (sảy thai và rối loạn hô hấp) ... Mặc dù chưa rõ căn nguyên bệnh nhưng về triệu chứng lâm sàng rất dễ nhận thấy như lợn bị xảy thai ở thời kỳ đẻ cuối, đẻ ra lợn con yếu hoặc chết yểu, tỷ lệ đẻ thấp, tỷ lệ chết ở lợn con đã cai sữa cao và lợn nái chậm động dục trở lại, con vật cóhiện thở khó, thở nhanh thể bụng ...

Sau đó bệnh còn xuất hiện ở Châu Mỹ, Châu Á  và Châu Âu. Từ năm 1992 trở đi, bệnh lan tràn ở hầu khắp các nước trên thế giới.

 Năm 1991, bệnh chính thức mang tên " Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh  sản ở lợn" - Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome - PRRS.




Lợn biểu hiện "tai xanh"

2 - Căn nguyên bệnh.

Năm 1990, Collins và cộng sự đã xác định được nguyên nhân gây bệnh dựa trên kết quả gây bệnh thực nghiệm cho lợn bằng mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh tự nhiên. Năm 1991, Wensvoort và cộng sự - Viện Thú y Trung ương - Lelystad - Hà Lan đã phân lập được virus bằng tế bào đại thực bào phế nang của lợn, và được đặt tên là virus Lelystad - LV. Năm 1992, Collins và cộng sự - Mỹ cũng phân lập được virus và đặt tên là virus VR-2332. Về mặt di truyền và tính kháng nguyên, hai virus này hoàn toàn khác nhau.

Dưới kính hiển vi điện tử, virus PRRS là loại có vỏ bọc, hình cầu, có kích thức từ 45-80nm, chứa nhân nucleocapsid 25-35nm, trên bề mặt có gai nhô ra, có vỏ Lipit.

Virus có sức đề kháng kém với điều kiện bất lợi của môi trường: 15-20 giờ ở 560C; 10-24 giờ ở 370C, 6 ngày ở 200C, hơn 1 tháng ở 40C. Ổn định trên 4 tháng ở -700C, virus thích hợp ở pH 5-7.

Đặc tính của virus: Không gây ngưng kết với các loại hồng cầu gà, dê, thỏ, chuột, hồng cầu type O của người... Phát triển tốt trên môi trường tế bào đại thực bào phế nang lợn (PAM), trên tế bào dòng CL 2621, tế bào MA 104 với bệnh tích phá huỷ tế bào, sau 2-6 ngày tế bào co tròn, tập trung thành cụm dày lên, nhân co lại cuối cùng bong ra.

3 - Dịch tễ học

Bệnh PRRS xảy ra ở ngành chăn nuôi lợn ở Bắc Mỹ và Châu Âu từ năm 1987. Bệnh cũng xuất hiện ở Mỹ, Hà Lan, Pháp, Canada, Pháp và Anh. Điều tra huyết thanh học ở đàn lợn nái bệnh có 75% có kết quả dương tính với virus Lelystad, gần 10% dương tính với virus khác (virus Encephalomyocarditis). ở Châu Âu, bệnh lần đầu tiên phát hiện ở Đức (11/1990), ở Hà Lan vào tháng 1/1991, ở Anh vào tháng 5/1991. Bệnh lây lan nhanh chóng, lúc đầu theo hướng Tây Nam, sau đó theo hướng Bắc, theo hướng gió thổi.
Điều tra huyết thanh học các đàn ở vùng mắc bệnh thấy có 60-75% đàn cho kết quả dương tính với chủng H2 của virus PRRS ở Anh. Điều tra huyết thanh học 396 đàn lợn chọn ngẫu nhiên ở 17 bang, theo chiều ngang của nước Mỹ (1990-1991) thấy có 36% đàn có huyết thanh dương tính với virus PRRS.

Bệnh có ảnh hưởng đến tất cả các kiểu nuôi nhốt hay thả rông, tập trung hay phân tán, quy mô đàn, tình trạng sức khoẻ, kiểm dịch, cách ly lợn nhập đàn, lợn mắc bệnh.

Ở Việt Nam bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1997, điều tra huyết thanh học bệnh PRRS bằng phản ứng ELISA ở 17 trại lợn giống ở 5 tỉnh : TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Vĩnh Long, kiểm tra 3.402 con, kết quả có 596 con dương tính. Tỷ lệ dương tính ở các trại từ 1,3% đến 68,29%.

Như vậy, bệnh PRRS đã lan ra khắp các nước trên thế giới. Bệnh ảnh hưởng lớn đến lợn chửa lần đầu, lợn nái, lợn con theo mẹ, lợn mới cai sữa và lợn thịt ở giai đoạn cuối. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn do lợn bị sảy thai, chết non, đẻ ít, lợn con sinh ra còi cọc, yếu, tăng tỷ lệ chết trước khi cai sữa, kéo dài thời gian không sinh sản, thiệt hại do rối loạn hô hấp, tốn kém trong việc thanh toán bệnh và tạo đàn lợn sạch bệnh sau này.

4 - Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp của lợn thay đổi phụ thuộc vào chủng virus, tính biệt, cá thể ...

+ Lợn nái: Xảy ra cấp tính, gây sảy thai 1-3% số nái từ ngày chửa thứ 21-109. Tỷ lệ đẻ giảm, không động dục trở lại hoặc khó chửa. Một số lợn nái mắc bệnh bị chết với biểu hiện phù phổi, hen. Con vật có triệu chứng thần kinh, mất thăng bằng, đi vòng tròn, ngã về một phía. Bệnh thường có 2 thời kỳ: thời kỳ đầu kéo dài 1 tuần, thời kỳ sau kéo dài 1-4 tháng với các hiện tượng rối loạn sinh sản từ ngày chửa thứ 100-118.
+ Lợn đực: Có hiện tượng sốt trong thời gian ngắn, lười ăn, hôn mê, khó thở, khó đi lại, vận động kém, tinh trùng có chất lượng kém.

+ Lợn con theo mẹ: Hầu hết lợn con sinh ra đều chết sau vài giờ. Số sống sót ủ rũ, gày còm, thở nhanh, mí mắt và kết mạc sưng, một số có hiện tượng ỉa chảy, lợn run rẩy, đi lại siêu vẹo.

+ Lợn cai sữa và lợn nhỡ: Sốt, viêm phổi, kém vận động, kém ăn, gày còm, tỷ lệ chết 12-20%.

5 - Bệnh tích đại thể

Hầu hết các trường hợp lợn nhiễm do virus PRRS đều không thể quan sát được bệnh tích. Vì vậy, phải kiểm tra tổ chức học để phát hiện bệnh tích của bệnh. Bệnh tích vi thể ở lợn mẹ hoặc ở thai không rõ bằng ở lợn đang lớn.

Viêm phổi kẽ là bệnh tích đặc trưng của bệnh, vách phế nang dày lên với sự thâm nhiễm của tế bào đơn nhân, chủ yếu là đại thực bào, trong lòng phế nang chứa những tế bào thoái hoá.

6 - Chẩn đoán bệnh

Dựa vào các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, các phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phương pháp huyết thanh học, nuôi cấy tế bào... để chẩn đoán bệnh.

1- Phát hiện kháng nguyên:

Để phân lập virus nên lấy mẫu từ bệnh phẩm lợn con, lợn đẻ ra bị chết, dịch và huyễn dịch mô thai, không lấy từ thai chết khô.

Hoặc có thể phân lập virus từ huyết thanh, tuỷ xương, lách, tuyến ức, amidan, hạch lâm ba, phế quản, phổi, tim, não, gan và thận.

Có thể áp dụng một số kỹ thuật sau để phát hiện virus:

+ Phân lập virus trên một số loại tế bào: tế bào phế nang của lợn, tế bào MA-104, tế bào MARC-145, CL2621, CRL-11171.

+ Phương pháp bệnh lý miễn dịch.

+ Phương pháp huỳnh quang gián tiếp phát hiện kháng nguyên.

+ Phương pháp ELISA.

2- Phát hiện kháng 

Có 4 phản ứng đang dùng hiện nay để phát hiện kháng thể virus PRRS trong huyết thanh:

+ Immonoperoxidase Monolayer Assay - IPMA.

+ Phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp - Indirect Fluorescent Antibody test - IFA

+ Phương pháp ELISA - Enzyme-linked Immonosorbent Assay.

+ Phản ứng trung hoà huyết thanh.

7 - Cách lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm

a/ Lấy mẫu

- Lấy mẫu vào thời kỳ đầu của ổ dịch, mẫu được lấy ngay sau khi lợn chết hoặc giết mổ. Chỉ lấy mẫu bệnh phẩm của lợn con, thai chết non, huyễn dịch thai, lợn vừa đẻ ra thì chết.

- Mẫu bệnh phẩm phân lập virus PRRS là tuỷ xương, lách, tuyến ức, amidan, hạch lâm ba, phế quản, phổi, tim, não, gan và thận. Mẫu phải được lấy vô trùng và đựng trong dụng cụ vô trùng.

- Cơ sở nghi bệnh có thể gửi mẫu lợn ốm, mới chết hoặc phủ tạng cùng một số mẫu huyết thanh của đàn nghi mắc bệnh, số lượng khoảng 5-10 mẫu.

b/ Bảo quản và gửi mẫu

- Mẫu bệnh phẩm phải được bao gói cẩn thận tránh gây ô nhiễm lây lan ra môi trường xung quanh.

- Bảo quản và vận chuyển mẫu trong điều kiện lạnh +2 - +80C

- Khi gửi mẫu có phiếu gửi bệnh phẩm kèm theo. Mẫu cần được gửi đến cơ sở chẩn đoán càng sớm càng tốt.

 8. Phòng và trị bệnh:

Phòng bệnh:

- Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.

- Tiêm phòng vacxin đúng quy trình các loại vacxin đã được Cục Thú y khuyến cáo.

- Tăng sức đề kháng bằng cách cho ăn, uống thường xuyên các loại thuốc bổ trợ: 2g Men TH sống +2g Bổ gan +5g Hupha-Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc + 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc) hòa vào 1 lít nước uống.

+ Tẩy giun sán, cầu ký trùng thường xuyên với Ivermectin; Diệt sán giun; Hupha-cox

Trị bệnh

Tách ngay những con nhiễm bệnh ra khỏi đàn.

Phác đồ kháng sinh trị vi khuẩn kế phát:

+ Giữ chuồng sạch sẽ khô ráo, ấm vào mùa đông thoáng mát mùa hè. Ăn thức ăn dễ tiêu hóa.

+ Hạ sốt chống co giật bằng Tiêm Hupha-Analgin-C + Caxi B12: 1-2ml/10kgTT/ngày/2-3 ngày             

+ Uống điện giải.

+ Sáng tiêm một trong các loại kháng sinh sau: 3-5 ngày liên tục

Hupha-Flor 30 LA:    1ml/20 kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ.

Hupha-Tyfor LA:      1ml/8-10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 12-24 giờ.

+ Chiều Tiêm bổ sung  Hupha-ADE.Bcomplex hàm lượng cao (hoặc Hupha-Bcomplex:1-2ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày) giúp con vật nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

+ Để con vật thèm ăn ngay tiêu hóa tốt. Cho nước uống cả ngày với: 2g Men TH sống +2g Bổ gan+5g Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc+ 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc).

 


Có thể bạn quan tâm

BỆNH XOẮN KHUẨN (Leptospirosis)
BỆNH XOẮN KHUẨN (Leptospirosis)
BỆNH XOẮN KHUẨN (Leptospirosis)

Là bệnh truyền nhiễm giữa các loài gia súc và lây cho người. Khi con vật bị nhiễm bệnh thường có biểu hiện biếng ăn, giảm trọng lượng, đái ra huyết sắc tố, sốt, vàng da và sẩy thai do Leptospira interogans gây ra.

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Tụ huyết trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Tụ huyết trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Tụ huyết trùng lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Tụ huyết trùng lợ