Cần bổ sung đầy đủ nước uống cho gà con, nhất là 24 giờ đầu tiên. Ảnh: vietstock
(Người Chăn Nuôi) – Tình trạng mất nước xảy ra rất phổ biến đối với gà con giống mới nhập về, đây là giai đoạn rất nhạy cảm đối với sức khỏe của con giống. Việc phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp gà hạn chế tỷ lệ chết và sinh trưởng tốt.
Nguyên nhân
Gà con bị mất nước có thể do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do kỹ thuật ấp nở, thời gian vận chuyển và điều kiện nuôi dưỡng.
Kỹ thuật ấp nở: Gà con ở trong máy nở dài ngày, hoặc nở không tập trung, hoặc chậm lấy gà con ra khỏi máy nở, sẽ làm cho gà con bị mất nước do thiếu nước uống và mất độ ẩm.
Thời gian vận chuyển: Thời gian kéo dài, hoặc không được nghỉ ngơi uống nước trong quá trình vận chuyển, sẽ làm cho gà con bị mất nước qua da, hô hấp và nước tiểu.
Điều kiện nuôi dưỡng: Gà con không được cung cấp đủ nước sạch, mát, có áp lực vừa đủ và phù hợp với lứa tuổi, hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, kim loại nặng, sẽ làm cho gà con bị mất nước do không uống hoặc uống không đủ. Ngoài ra, nếu nhiệt độ trong quây úm quá cao hoặc quá thấp, hoặc gà con bị ướt lông, bị lạnh, rét, sẽ làm cho gà con bị mất nước do tăng tiêu hao năng lượng và nước.
Gà con bị bệnh: Gà bị mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm đường hô hấp… cũng có thể dẫn đến mất nước.
Dấu hiệu nhận biết
Khi thả vào quây cho uống nước, gà tranh nhau uống, dẫn đến nhiều con bị ướt lông, bị lạnh, rét, vì thế chúng túm tụm, chồng đống lên nhau, nhiều con bị chết bẹp, chết ngạt, mặc dù nhiệt độ trong quây úm vẫn đảm bảo 32 – 33oC. Khi nhìn gà giống thấy lông bông và khô, khối lượng gà nhẹ hơn so với kích cỡ ngày tuổi, trọng lượng của từng giống gà. Da chân không bóng mượt, chân bị khô, trường hợp thiếu nước lâu khiến da bị nhăn.
Khi thả gà vào quây chúng tranh nhau uống dẫn đến nhiều con bị ướt lông làm chúng bị lạnh, rét, nên chúng tụ lại đè lên nhau thành từng đống, nhiều con bị chết bẹp, chết ngạt, mặc dù nhiệt độ trong quây úm vẫn đảm bảo.
Biện pháp xử lý
Khi phát hiện gà con có hiện tượng mất nước cần thực hiện các biện pháp sau:
– Chia thành nhiều quây với số lượng gà dưới 300 con/quây để hạn chế gà chồng đống lên nhau;
– Tăng cường gấp đôi số lượng máng uống trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi thả gà vào quây úm (25 gà/máng uống);
– Đảm bảo nhiệt độ tối ưu cho quây úm;
– Cho gà uống dung dịch đường glucoza với vitamin, mỗi lít có 50g đường glucoza, 1g multivitamin hoặc ADE B-Complex và 1g Vitamin C;
– Cho uống từng con một: 10 giọt/con; hoặc cho cả đàn uống từ từ bằng máng uống; tăng lượng máng gấp đôi; cho uống trong khoảng 10 phút thì nhấc máng ra, sau khoảng 30 phút cho uống tự do; tách những con yếu cho uống trực tiếp khoảng 10 giọt/con.
– Tăng cường quan sát, theo dõi, xử lý tránh gà con tụ đống.
Phòng ngừa
Lựa chọn gà giống tại các cơ sở ấp nở gà uy tín, người chăn nuôi trước khi nhập gà cần kiểm tra sổ theo dõi quá trình ấp trứng, kiểm tra ngoại hình, khối lượng của gà con trước khi nhập.
Tính toán quãng đường và thời gian vận chuyển sao cho hợp lý. Lựa chọn thời điểm mát nhất trong ngày để vận chuyển. Xe vận chuyển cần có hệ thống thông gió, nhiệt độ trong xe nên trong khoảng 21- 240C.
Chuẩn bị chuồng nuôi, quây úm, đèn sưởi, máng ăn, máng uống… trước khi nhập gà. Quây bạt tránh gió lùa vào chuồng, kiểm tra phòng chuột vào chuồng.
Nước uống cho gà lần đầu tiên nên giữ nhiệt độ khoảng 270C, với gà con 1 – 7 ngày tuổi nên thả số lượng 30 – 50 con/m2, dưới 300 con/quây úm, bố trí đèn úm phù hợp để giữ nhiệt độ quây úm tuần đầu tiên trong khoảng 32 – 340C.
Tăng cường gấp đôi số lượng máng uống trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi thả gà vào quây úm (25 gà/máng uống); Cho gà uống dung dịch đường glucoza kết hợp vitamin, điện giải theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phương Đông
Có thể bạn quan tâm
Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm diễn ra rất phổ biến, bệnh có tỷ lệ chết cao, có thể ghép với suyễn, đóng dấu heo, phó thương hàn và dịch tả heo. Do đó, cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh hợp lý, đúng cách.
(Người Chăn Nuôi) - Bệnh gạo bò do ấu trùng Cysticercus bovis của sán dây trưởng thành Taenia saginata gây nên. Ấu trùng Cysticercus bovis ký sinh ở tim, cơ lưỡi, cơ đùi, cơ bụng, cơ lưng, cơ hàm, cơ liên sườn... trên ký chủ bò. Ngoài ra, có trâu,...
Những năm gần đây, nhiều trang trại nuôi vịt tập trung đã xuất hiện, có nhiều trại nuôi theo hướng an toàn sinh học, nuôi vịt trên sàn đệm lót sinh học, điều này khắc phục được tình trạng dịch bệnh lây lan trên đàn vịt...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET