Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

Kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông

Cập nhật: 09/02/2024, 13:35:09

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông
Nuôi bò thâm canh cho năng suất, hiệu quả cao. Ảnh: ST

(Người Chăn Nuôi) – Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, làm cho dê tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, người nuôi cần chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho chúng.

Chuồng trại
Dê là loài động vật khỏe mạnh nhưng chúng không thích thời tiết lạnh, gió hoặc ẩm ướt. Ngay cả khi khỏe mạnh, dê vẫn cần một nơi trú ẩn khô ráo, ấm áp. Nơi trú ẩn dành cho dê không có gió lùa sẽ bảo vệ chúng khỏi lạnh, mưa và tuyết.

Vào mùa đông, người nuôi cần chủ động gia cố, che chắn, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng, khi nhiệt độ môi trường giảm hoặc xuống thấp cần giữ ấm cho đàn dê. Sử dụng bạt che phủ quanh quanh chuồng nuôi dê để tránh gió lạnh lùa vào chuồng nuôi dê, chỉ nên chừa lại lối đi có ánh sáng, không khí vào trong chuồng nuôi dê. Đồng thời, cần dự trữ chất đốt: củi, trấu, mùn cưa… để đốt, sưởi cho dê trong những ngày rét đậm, rét hại.

Sưởi ấm cho dê, nhất là dê con phải có ô úm riêng, có bóng điện sưởi đảm bảo nhiệt độ trong ô úm từ 22 – 280C. Có thể sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho dê trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi… (Phải đảm bảo an toàn trong chuồng nuôi (tránh cho dê bị bỏng, ngạt khói hoặc gây cháy).

Chuẩn bị bao tải gai, bao tải dứa, chăn len để chống rét cho đàn dê.

Thức ăn

Với khí hậu nóng ẩm, thảm thực vật phong phú, người nuôi dê ở nước ta có thể dễ dàng chủ động trong việc chuẩn bị thức ăn cho dê. Tuy nhiên vào mùa đông, những địa phương thuộc khu vực phía Bắc giá rét kéo dài, nguồn thức ăn tự nhiên bị hạn chế, người dân cần chuẩn bị những loại thức ăn khác để đảm bảo nguồn cung lương thực kịp thời cho vật nuôi.

Vào mùa đông, cỏ xanh thường mọc chậm lại không sinh trưởng phát triển tốt như các mùa xuân, mùa hè, vì vậy cần chuẩn bị tốt nguồn thức ăn thô xanh cho dê ăn trong thời điểm này. Người nuôi có thể trồng một số loại cỏ phát triển tốt vào mùa đông hoặc sử dụng một số các loại lá cây để làm thức ăn cho dê như: cây chuối, lá chuối, cây so đũa, cây keo đậu, cây bông gòn, lá cây sấu….

Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị thêm các loại cây dự trữ trong mùa đông để làm thức ăn cho dê như: cây chuối tiêu, cây chuối tây, bèo, thân cây ngô non… Sử dụng máy thái để thái nhỏ thân cây chuối trộn lẫn với các thức ăn như cám ngô, cám gạo, cám đậu tương… Do thân cây chuối chủ yếu là nước và chất xơ không có nhiều dinh dưỡng nên cần phối trộn với thức ăn cám gạo, cám ngô, cám đậu tương để dê có đủ năng lượng phát triển, sức khỏe tốt trong mùa đông, hạn chế bị nhiễm bệnh. Một số loại trái cây củ quả như cà rốt, bí đỏ, sắn, khoai lang, củ cải, bầu bí… cũng là một trong những loại thức ăn mà dê yêu thích, đem lại nhiều dinh dưỡng mà có sẵn trong mùa đông.

Ngoài ra, thức ăn bổ sung dinh dưỡng như bột cá, bột xương, bột sò, bột cacbonat canxi (bổ sung chất khoáng), đạm urê (bổ sung hàm lượng đạm)… cũng được sử dụng trong mùa đông để bổ sung dinh dưỡng còn thiếu cho dê.

Thức ăn thô khô của dê chủ yếu là các các loại cỏ tươi xanh đem phơi khô hay rơm rạ lúa khô sau khi thu hoạch được phơi khô.

Thức ăn thô khô cũng là nguồn thức ăn dự trữ quan trọng cho dê khi thời tiết thay đổi bất thường, thời tiết mùa đông cỏ tươi khan hiếm… Đặc biệt, một số thức ăn được phơi khô như lá kẹp dâu, cỏ khô… còn góp phần giảm thiểu ký sinh trùng lây nhiễm, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho dê.

Nước uống
Vào mùa đông dê cần được cung cấp đầy đủ muối khoáng để có thể có đủ sức khỏe chống chọi với thời tiết lạnh giá. Do đó, người nuôi cần chuẩn bị viên đá liếm tổng hợp cho dê, những viên đá liếm này có thể đặt xung quanh chuồng nuôi, khu vực ăn uống của dê. Trong thành phần của đá liếm có nhiều muối, muối khoáng rất có lợi cho dê chống lại cái lạnh hiệu quả.

Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần phải cho dê uống nước ấm có bổ sung thuốc bổ, trợ sức, điện giải, vitamin.

Chăm sóc
Thường xuyên quét dọn bên trong và bên ngoài khu vực chăn nuôi, phát quang cây cối xung quanh chuồng nuôi. Vệ sinh sạch sẽ máng ăn và máng uống, dụng cụ chăn nuôi, định kỳ xử lý bằng hóa chất hoặc úp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 – 2 lần/tuần bằng các loại thuốc sát trùng sau: Iodine 10%, Benkocid, Virkon, BKC… phun toàn bộ diện tích chuồng nuôi kể cả bên trong và bên ngoài khu vực chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh.

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas, đệm lót sinh học, hố ủ phân trước khi sử dụng làm phân bón hoặc thải ra môi trường.

Khi đốt lửa sưởi phải có đường ống dẫn khói thải ra ngoài chuồng, tránh hiện tượng ngạt, ngộ độc vật nuôi và vị trí đốt tránh xa khu vực dễ cháy chất độn chuồng, bạt che để phòng bén lửa gây cháy.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho dê theo từng lứa tuổi và theo đúng lịch để tăng khả năng miễn dịch cho dê, như tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng…

Cần nuôi cách ly dê mới mua về từ 7 – 10 ngày trước khi đưa vào nhập đàn đề phòng dịch bệnh và tiêm phòng bổ sung cho đàn dê mới mua về.

Hàng ngày người chăn nuôi cần theo dõi sức khỏe của đàn dê, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, kịp thời phát hiện và xử lý khi con vật ốm hoặc chết. Phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp xử lý kịp thời tránh dịch bệnh lây lan.

Lê Loan


Có thể bạn quan tâm

Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt
Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt
Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt

Là một bệnh truyền nhiễm do virus Reoviridae gây ra, gọi theo tiếng anh là Duck Reovirus (DRV). Đây là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi vịt.

Biện pháp giảm FCR
Biện pháp giảm FCR
Biện pháp giảm FCR

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi vào mùa mưa bão
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi vào mùa mưa bão
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi vào mùa mưa bão

Hiện miền Bắc bắt đầu vào mùa mưa bão, việc chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi vào giai đoạn này là vấn đề cấp thiết, đặc biệt khi dịch bệnh trên đàn vật nuôi đang diễn biến phức tạp.