Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT AN TOÀN SINH HỌC

Cập nhật: 27/11/2013

 Chăn nuôi an toàn sinh học cho gà là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.

I. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT AN TOÀN SINH HỌC.

1. Chọn giống:

- Phải mua con giống có nguồn gốc rõ ràng tại địa chỉ tin cậy

- Con giống phải khoẻ mạnh, có đặc điểm phù hợp với tiêu chuẩn giống

- Đối với gà con 1 ngày tuổi có tiêu chuẩn về ngoại hình như sau: có khối lượng phù hợp với từng giống, mắt sáng, chân bóng mập, đứng vững, nhanh nhẹn, lông bông, không khèo chân, không vẹo mỏ, không hở rốn.

- Con giống mua về phải có giấy kiểm dịch của nơi sản xuất

- Con giống mới mua về phải được nuôi (úm) ở một chuồng hoàn toàn riêng biệt, phải có chế độ chăm sóc, phòng bệnh hợp lý.

2. Mật độ nuôi

Mật độ nuôi tuỳ thuộc vào từng giống, lứa tuổi và phương thức chăn nuôi, đối với gà thịt nuôi công nghiệp mật độ nuôi như sau:

- Khi úm gà con 1 ngày tuổi: 50-70 con/m2, đảm bảo 100-150 con/quây, sau mỗi tuần nới dần quây gà ra, quây gà có chiều cao khoảng 50cm, lớp độn chuồng dày 10-15 cm tuỳ theo mùa (mùa Đông thì dầy hơn để giữ nhiệt).
- Từ 1-3 tuần: 8-10 con/m2
- Từ tuần thứ tư đến xuất: 5-6 con/m2

(mật độ nuôi có thể thay đổi tuỳ theo mùa, mùa hè nuôi ít hơn, mùa đông nuôi nhiều hơn nhưng không quá 20%)

3. Nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi gà thịt, khi nhiệt độ, độ ẩm quá cao đều gây bất lợi cho đàn gà.

 Đối với gà con cần sưởi ấm trong ba tuần đầu với nhiệt độ giảm dần từ 330C xuống 280C. Về mùa Đông cần che chắn tránh gió lùa. Nếu nhiệt đó quá thấp gà sẽ tụ lại từng đám, đè lên nhau và chết.

* Khi nhiệt độ quá thấp:

- Chết rét thường xảy ra ở gà con khi chưa mọc đủ lông vũ, sức đề kháng yếu. Vì vậy phải đặc biệt chú ý đến hệ thống sưởi nhiệt khi mùa đông để đảm bảo giữ ấm cho gà con. Biện pháp chống rét cho gà là xung quanh chuồng nuôi phải được che kín tránh gió lùa, và trong chuồng dùng hệ thống tăng nhiệt bằng bóng điện sưởi, tránh dùng bếp than vì khói than ảnh hưởng lớn tới hệ thống hô hấp ở gà.

- Đặc biệt gà chết rét rất nhanh khi trời lạnh kết hợp với độ ẩm chuồng nuôi cao, vì vậy phải giữ cho chất độn chuồng luôn khô ráo khi trời rét, không đun nấu trong chuồng gà vì hơi nước bốc ra làm độ ẩm tăng và gà chết rất nhanh.

- Khi trời rét phải cho lớp độn chuồng dày vì lớp độn chuồng khi đó giữ nhiệt tốt làm cho chuồng luôn luôn ấm, độ dày của đệm lót trong quây gà khoảng 20 – 30cm

* Khi nhiệt độ quá cao:

 - Khi nhiệt độ chuồng nuôi cao gà kém ăn và uống nước nhiều, gà tăng trọng chậm, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng cao.

- Nếu nhiệt độ cao quá gà sẽ tăng cường hô hấp, hô hấp mạnh dần và nếu kéo dài sẽ dẫn đến chết.

- Khi nhiệt độ chuồng nuôi từ 34oC trở lên là gà bắt đầu thở mạnh (trừ gà dưới 1 tuần tuổi) nếu nhiệt độ cao hơn và kéo dài gà há mồm ra để thở. Nếu nhiệt độ 37o trở lên kéo dài là gà có thể chết hàng loạt. Vì vậy cần có hệ thống làm mát cho gà vào mùa hè.

- Biện pháp chống nóng gồm: đơn giản nhất là phun nước lên mái khi nắng nóng, biện pháp này sẽ làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi xuống 2 oC - 3oC; đồng thời khi nhiệt độ cao cần phải tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách cho uống vitamin C hoặc chất điện giải; cho gà ăn lúc vào buổi sáng và chiều tối, không cho ăn vào buổi trưa; nuôi gà với mật độ thưa, luôn luôn đủ lượng nước trong máng uống và nước uống không nóng.

- Đối tượng chết nóng nhiều nhất là gà có khối lượng từ 1 kg trở lên. Thời gian gà xảy ra chết nóng là từ 12h đến 17h vào những ngày nhiệt độ ngoài trời từ 34oC trở lên, đặc biệt là những ngày trời âm u không có gió.

 4. Ánh sáng

- Ánh sáng có tác dụng diệt khuẩn, tạo vitamin D tăng cường hấp thu can xi kích thích sinh trưởng cho gà. Vì vậy, chuồng nuôi, sân bãi chăn thả cần có đủ ánh sáng chiếu vào.

- Đối với các giống công nghiệp cần chiếu sáng liên tục cả ngày đêm (tối thiểu 21h/ngày).

5. Cho ăn, uống

- Thức ăn thường chiếm 70% trong giá thành chăn nuôi. Sử dụng trên nguyên tắc phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng theo giống, lứa tuổi của gà.

- Thức ăn phải được để trong máng, có thể dùng máng dài hay máng tròn. Hàng ngày vệ sinh, lau chùi máng ăn. Nên có cơ số máng gấp đôi để có thời gian cọ rửa, phơi và thay đổi máng.

- Đối với gà con giai đoạn úm cho ăn bằng khay, phải thay thức ăn trong khay 8 lần/ngày đêm. Thức ăn cho gà úm phải chất lượng cao, dễ hấp thu và tiêu hoá.

- Đối với gà thịt chế độ ăn tự do cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu

- Đối với gà dưới 3 tuần tuổi: Máng ăn phải đảm bảo 50 con/máng ăn có kích thước 50 x 50 x 3 cm; máng uống loại 1 lít đảm bảo 50con/máng

- Đối với gà trên 3 tuần tuổi: Máng ăn phải đảm bảo 30 con/máng ăn có kích thước 50 x 50 x 3 cm; máng uống loại 1 lít đảm bảo 30con/máng

- Phải dùng nước sạch cho gà uống, không cho gà uống nước bẩn, không để đọng nước trong khu chăn nuôi làm mất vệ sinh và để gà uống nước bẩn. Trong những ngày nắng nóng nên cho gà uống nước có pha thêm vitamin C,B và đường glucoza

- Một ngày phải thay và bổ sung nước uống cho gà 2-3 lần

6. Phòng bệnh

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vacxin đối với từng giống gà.

- Vacxin dùng cho gà cần được mua tại cơ sở có uy tín, có phương tiện bảo quản trong quá trình vận chuyển và lưu trữ

- Vacxin phải được làm theo đúng độ tuổi của gà, trong trường hợp gà đang bị bệnh có thể lùi lại sau 1-2 ngày nhưng không lùi lại quá xa vì nó sẽ làm giảm hiệu lực phòng bệnh của vacxin

Lịch tiêm phòng vacxin cho gà thịt

Ngày thứ

Loại vacin

Cách dùng

Phòng bệnh

1

Lasota +IB

Nhỏ mắt mũi

Niucatxơn và viêm phế quản truyền nhiễm

5

Gumboro lần 1

 Nhỏ mồm

Gumboro

7

Lasota +IB

Chủng đậu

Nhỏ mắt mũi

Chủng vào cánh

Niucatxơn và viêm phế quản truyền nhiễm và Đậu gà

10-12

Gumboro lần 2

 Nhỏ mồm

Gumboro

18-21

H5N1

Tiêm

Cúm gia cầm


- Dùng vitamin (Multivitamix) để tăng bồi dưỡng tăng sức đề kháng cho gà

Có thể bạn quan tâm

BỆNH GLASSER Ở LỢN (VIÊM ĐA XOANG)
BỆNH GLASSER Ở LỢN (VIÊM ĐA XOANG)
BỆNH GLASSER Ở LỢN (VIÊM ĐA XOANG)

Bệnh Glasser trên lợn là một bệnh có mặt khắp nơi trên thế giới, đã xuất hiện ở Việt Nam và đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho ngành chăn nuôi, nhất là từ sau khi bệnh tai xanh (PRRS) hoành hành. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus...

Quy trình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học
Quy trình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học
Quy trình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Vệ sinh đang là mối quan tâm của tất cả mọi người, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Vệ sinh, an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống...

Kỹ thuật bảo quản và tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi
Kỹ thuật bảo quản và tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi
Kỹ thuật bảo quản và tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi

Để đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt, bà con cần quan tâm tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi.