Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho heo

Cập nhật: 07/08/2021, 13:02:47

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho heo
Nguyên liệu làm đệm lót sinh học có độ xơ cao, độ trơ cứng - Ảnh: ST

(Người Chăn Nuôi) - Đệm lót sinh học trong chăn nuôi được làm bằng nguyên liệu có độ trơ cao phối trộn với men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu giảm khí độc và mùi hôi chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch. Nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học là hướng đi bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Xác định chiều cao nền chuồng
Trước khi làm đệm lót sinh học cho nuôi heo, cần xác định chiều cao nền chuồng nuôi so với mặt nước gần đó như ao, hồ, mương hoặc vùng thường xuyên ngập lụt để lựa chọn loại đệm lót phù hợp với địa hình. Có 3 loại đệm lót được sử dụng phổ biến:

Đệm lót chìm: Với chuồng nuôi có vị trí nền cao hơn mặt nước xung quanh khoảng 1 m ở những tháng mưa nhiều, mực nước cao nhất có thể sử dụng loại đệm lót này. Khi thiết kế đệm lót, đào sâu đệm lót xuống nền bằng độ dày của đệm lót.

Đệm lót nổi: Với vùng đất thấp, nền chuồng chỉ cao hơn mặt nước xung quanh khoảng 30 - 40 cm ở tháng có mưa nhiều nhất nên sử dụng loại đệm này. Nên xây tường bao chuồng nuôi cao hơn bình thường, tốt nhất là cao hơn đúng bằng độ dày của đệm lót.

Đệm lót nửa nổi nửa chìm: Với nền chuồng nuôi cao hơn mặt nước xung quanh khoảng 60 - 70 cm nên áp dụng loại này. Đào xuống dưới đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dày đệm lót.

Độ dày của đệm lót
Khi chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học, độ dày của đệm sẽ bị giảm xuống do vật nuôi di chuyển, hoạt động nén xuống. Vì vậy, khi bắt đầu làm đệm lót người ta thường tăng thêm độ dày lên 20%. Ví dụ: Muốn làm đệm lót dày 60 cm, khi thi công, cần làm cao lên thêm 12 cm nữa.

Chọn nguyên liệu
Các nguyên liệu phù hợp nhất là mùn cưa, vỏ bào của các loại gỗ không độc; Sau đó là vỏ lạc, lõi ngô, trấu, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông, bã mía, sơ dừa. Các nguyên liệu có thể để nguyên hoặc cắt nghiền có kích thước 3 - 5 mm.

Phương pháp phối trộn

Nguyên liệu
Chuẩn bị vật liệu làm đệm lót mùn cưa, trấu hoặc bã mía, sơ dừa, vỏ lạc đã được cắt hoặc nghiền đồng đều. Sử dụng chế phẩm EM gốc, rỉ đường, nước sạch để ủ chế phẩm EM thứ cấp dùng làm dịch men cho đệm lót sinh học.

Với nền chuồng 20 m2 dày 60 cm:

Vật liệu đệm: Khoảng 2 tấn

EM gốc: 5 lít

Rỉ đường: 10 lít

Cám gạo/bột ngô: 15 kg

Phối trộn vật liệu
Pha chế dịch men: Cho lần lượt chế phẩm EM gốc, rỉ đường, cám gạo vào thùng chứa đã vô trùng rồi đậy kín, ủ yếm khí trong thời gian 5 - 7 ngày, khi thấy dung dịch có mùi thơm dễ chịu và váng nổi lên là dung dịch men cho đệm lót sinh học đã thành công. Dung dịch này không nên để quá 6 tháng.

Làm đệm lót sinh học
- Bước 1: Rải 1 lớp nguyên liệu làm đệm lót 15 - 20 cm.

- Bước 2: Dùng vòi xịt nước sạch, phun lên lớp vật liệu cho đến khi đạt độ ẩm 30 - 40%. Khi lấy một nắm trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được. Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho vật liệu ẩm đều.

- Bước 3: Pha chế phẩm EM thứ cấp với nước theo ỷ lệ 1:100, phun 100 lít đều lên nguyên liệu.

- Bước 4: Lặp lại các bước trên đến khi độ dày đệm lót đạt tiêu chuẩn thì dừng lại.

- Bước 5: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lông trong vòng 1 tuần. Để tăng thêm chất lượng đệm lót, có thể bổ sung thêm cám ngô hoặc cám gạo rải đều để ủ cùng.

- Bước 6: Tháo bạt để một ngày, thả vật nuôi vào chuồng.

Yêu cầu bảo quản đệm lót
Duy trì độ ẩm của đệm lót khoảng 30 - 40%. Tránh cho chuồng bị hắt nước mưa và nước từ vòi uống làm ướt đệm lót, nếu đệm lót bị ướt cần bổ sung chất độn lót khô; Khi thấy đệm lót bị khô cần phun ẩm bằng vòi phun sương.

Thường xuyên quan sát phân, nếu phát hiện phân nhiều ở một chỗ cần phải thực hiện vùi lấp ngay, nếu lượng phân quá nhiều, không được phân giải hết thì lấy ra khỏi chuồng. Khi heo có trọng lượng từ 60 kg trở lên thì lượng phân, nước tiểu thải nhiều, do heo ít vận động và có thói quen tiêu tiểu tập trung một nơi, nên đệm lót chỗ đó dễ bị hỏng do không tiêu hủy hết phân và nước tiểu, cần có biện pháp để heo không tiêu tiểu tập trung một chỗ. Nếu có heo bị tiêu chảy nặng thì cần cách ly, chỗ phân heo bệnh cần rắc vôi hoặc phun chế phẩm men sau đó vùi sâu xuống 30 cm.

Chuồng nuôi có mùi của nguyên liệu và mùi của phân lên men, không có mùi hôi thối là đệm lót đang hoạt động tốt. Nếu thấy còn phân và mùi thối là lên men không tốt, cần phải xới đệm lót khoảng 15 cm để cho tơi xốp, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm EM; Trường hợp do số heo nhiều thì cần điều chỉnh mật độ nuôi cho phù hợp. Sau 1 - 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm thì bổ sung thêm 5 - 10% chất độn và chế phẩm men. Định kỳ 5 - 7 ngày lấy chế phẩm EM pha với nước theo tỷ lệ 1:100 phun đều lên đệm lót và chuồng trại, để tăng cường vi sinh cho đệm lót, khử mùi hôi chuồng trại.

Bình An


Có thể bạn quan tâm

Sử dụng ánh sáng hợp lý trong chăn nuôi
Sử dụng ánh sáng hợp lý trong chăn nuôi
Sử dụng ánh sáng hợp lý trong chăn nuôi

(Người Chăn Nuôi) - Trong chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng, ánh sáng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, lượng thức ăn, tỷ lệ tử vong, hiệu suất chuyển hóa thức ăn, phúc lợi gà thịt.

Kẽm thúc đẩy khả năng sinh sản ở heo đực
Kẽm thúc đẩy khả năng sinh sản ở heo đực
Kẽm thúc đẩy khả năng sinh sản ở heo đực

(Người Chăn Nuôi) - Gần đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Missouri, Mỹ đã công bố trên Tạp chí Nature Communications, kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản ở giống đực - điều này đúng với heo cũng như con...

Làm giàu từ phát triển chăn nuôi
Làm giàu từ phát triển chăn nuôi
Làm giàu từ phát triển chăn nuôi

Thứ Bảy 07:03 08/02/2014 (HNM) - Nhiều năm qua, gia đình cựu chiến binh (CCB) Đỗ Quang Hòa ở thôn Áng Gạo luôn được công nhận là gia đình CCB tiêu biểu của xã Thụy An (huyện Ba Vì) trong phong trào phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.