Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Kỹ thuật nuôi dê lấy thịt

Cập nhật: 29/05/2021, 13:15:27

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Kỹ thuật nuôi dê lấy thịt

(Người Chăn Nuôi) - Với đặc điểm tốn ít diện tích, dễ chăm sóc, quản lý, nuôi dê lấy thịt nhốt chuồng đang được nhiều địa phương trên cả nước nhân rộng.

Con giống

Chọn giống dê thịt chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn về ngoại hình, thể trọng, phẩm chất và dòng giống.

Chọn giống dê đực thịt: Đảm bảo các đặc điểm ngoại hình như: Đầu to, cổ khỏe, thân hình cân đối, đùi nổi bắp thịt, hai dịch hoàn to và đều nhau, dáng điệu nhanh nhẹn, hoạt bát, tính dục hăng.

Chọn giống dê cái thịt: Lông bóng mềm, thân hình nở nang cân đối, ngực sâu, bầu vú nở rộng. Quanh khu vực bầu vú có nhiều mạch máu nổi nhìn thấy được. Ưu tiên chọn những con dê cái có quá trình sinh trưởng vượt trội nhất trong đàn từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành.

Lựa chọn giống có nguồn gốc lý lịch rõ ràng, bản thân bố mẹ phải là những con khỏe mạnh, ăn tốt, thân hình cân đối, thuần chủng. Loại bỏ những con đầu dài, lông tai trụi, sừng thẳng, cổ ngắn, bụng nhỏ, tứ chi không thẳng, không chắc chắn, móng không gọn.

Mật độ nuôi: Dê dưới 6 tháng tuổi 0,3 - 0,5 m2/con; Dê trên 6 tháng tuổi 0,7 - 1 m2/con.

Chuồng trại

Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ. Chuồng nuôi cần đảm bảo sạch sẽ, khô ráo và tránh được nắng nóng, ẩm thấp. Nền chuồng chăn nuôi dê có thể láng bằng xi măng, bằng phẳng để dễ dàng vệ sinh, các cốngrãnh thoát nước tiểu và phân dê được thiết kế hợp lý.

Do đặc điểm cấu trúc chuồng dê đơn giản nên làm chuồng chủ yếu bằng các vật liệu có sẵn tại địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền như: Gỗ tận dụng, tre, tầm vông, thân cây dừa, thân cây cau... Các loại lá tranh, dừa nước, ngói... đều có thể làm nguyên liệu lợp mái. Hiện nay ở nước ta 2 dạng chuồng phổ biến nhất là chuồng sàn có chia ngăn và chuồng sàn không chia ngăn. Đối với nuôi dê lấy thịt thường áp dụng kiểu chuồng sàn không chia ngăn.

Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao 50 - 80 cm. Sàn nhốt dê chỉ được hở 1 - 1,5 cm để chân dê không bị lọt xuống bên dưới nhưng vẫn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh. Thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu 1,5 - 1,8 cm, đóng bằng gỗ hoặc tre, các nan cách nhau 6 - 10 cm. Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng 2 - 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.

Cần có cửa chuồng dê để quản lý, bảo vệ và thuận tiện trong việc xuất bán đàn dê. Cửa chuồng yêu cầu rộng 60 - 80 cm.

Sân chơi nên làm bằng đất, không gian thoáng mát, không đọng nước ẩm thấp, có diện tích gấp 3 lần chuồng, đảm bảo mật độ 2 - 5 m2/con, xung quanh có lưới thép hoặc gỗ tre để làm hàng rào bảo vệ. Trong sân cũng có máng ăn, máng uống. Sân chơi giúp dê đi lại, kích thích ăn nhiều.

Máng ăn và máng uống

Máng thức ăn thô được treo bên ngoài vách ngăn cao vừa tầm cho từng loại dê khoảng 30 - 50 cm có chỗ đủ cho dê đưa đầu ra ngoài dễ dàng. Kích thước máng đáy 20 - 30 cm, thành ngoài 30 - 40 cm, thành trong 20 - 30 cm và chiều dài tùy thuộc vào kiểu chuồng.

Máng thức ăn tinh dùng bằng gỗ ván hoặc xô chậu loại chắc chắn để dê không phá phách.

Nguồn nước uống có thể cung cấp trong ô chuồng (bằng xô, chậu) gắn chặt vào vách. Hoặc có thể dùng chum đựng nước để ở sân vận động cho dê uống.

Thức ăn

Dê là loài ăn tạp nên nguồn thức ăn vô cùng phong phú, có sẵn, dễ canh tác. Người nuôi có thể tận dụng tối đa các phế phẩm và phụ phẩm của ngành trồng trọt, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm… để đáp ứng nhu cầu thức ăn và phát triển của đàn dê. Trong khẩu phần ăn của dê, thức ăn thô xanh chiếm khoảng 55 - 70%, còn lại là thức ăn tinh. Cụ thể:

Thức ăn thô xanh: Cỏ tạp, cỏ voi, cỏ lông tây, rau muống, rau bèo, lá xoan, dây khoai lang, lá mít, lá sấu, thân cây chuối, thân cây đậu lạc, thân cây ngô…

Thức ăn tinh: Bao gồm các loại hạt ngũ cốc và phụ phẩm của chúng như: Thóc, ngô, đậu tương, lúa mì, cao lương, các loại hạt họ đậu, hạt lạc…

Thức ăn bổ sung: Các loại củ quả như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, sắn (tuy nhiên trong sắn cùng có nhiều độc tố nên trước khi cho ăn cần phải xử lý và không nên cho ăn quá nhiều). Ngoài ra còn có các phụ phẩm như: Bã rượu bia, đậu phụ, mật rỉ đường, các loại thức ăn bổ sung khoáng, vitamin, bột xương để tăng cường đề kháng, giúp dê phát triển tốt.

Nên cho dê ăn thay đổi khẩu vị, không nên cho ăn một loại thường xuyên vì dễ gây nhàm chán, ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, dê sẽ có nhu cầu về nước khác nhau, dê con từ khi sinh đến 2 tháng cần khoảng 0,5 lít/ngày, đến khi trưởng thành có thể cần đến 5 lít/ngày.

Chăm sóc

Dê cần được chăn thả vận động ít nhất là 2 - 4 giờ/ngày.

Chuồng nuôi dê cần được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. Định kỳ hàng tháng khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, sân chơi để hạn chế sự lây nhiễm các mầm bệnh, đặc biệt là các loại bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa.

Trong chuồng nuôi nhốt và sân chơi của dê phải cung cấp đầy đủ và liên tục nước sạch hàng ngày. Vệ sinh dụng cụ đựng nước, loại bỏ nước uống ngày hôm trước trước khi bổ sung nước mới vào.

Khi dê được 3 tuần tuổi, cần tiến hành thiến để dê cho sản lượng thịt tốt nhất.

Tiêm phòng cho dê các bệnh truyền nhiễm như: đậu dê, tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, lở mồm long móng... và tẩy ký sinh trùng sau 3 tháng tuổi và định kỳ tiêm nhắc lại sau 6 tháng.

Hàng ngày chú ý kiểm tra tình trạng sức khỏe của dê để có những biện pháp điều trị kịp thời.

>> Có rất nhiều giống dê, người chăn nuôi tùy thuộc vào điều kiện đầu tư, phương thức, kỹ thuật nuôi và thị trường tiêu thụ để lựa chọn giống cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thái Thuận


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Phúc: Chủ động bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong những ngày nắng, nóng
Vĩnh Phúc: Chủ động bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong những ngày nắng, nóng
Vĩnh Phúc: Chủ động bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong những ngày nắng, nóng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, thời tiết mùa hè năm nay có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, có những ngày lên tới 40 độ C, làm giảm sức đề kháng và khiến vật nuôi có thể bị chết...

Hóa giải thách thức của ngành chăn nuôi 2021
Hóa giải thách thức của ngành chăn nuôi 2021
Hóa giải thách thức của ngành chăn nuôi 2021

(Người Chăn Nuôi) - Đầu năm 2020, không ai có thể đoán trước được những thách thức bất ngờ mang tên Covid-19. Bước sang năm 2021, những dư âm khó khăn, thách thức với ngành thức ăn chăn nuôi vẫn còn. Để hóa giải, người chăn nuôi cần định hình...

Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò
Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò
Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò

(Người Chăn Nuôi) - Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có tính chất lây lan nhanh và mạnh, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.