Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Làm giàu từ chăn nuôi bò vỗ béo

Cập nhật: 09/06/2017

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Từ chăn nuôi bò vỗ béo, gia đình ông Hầu Văn Thành, dân tộc Mông, xóm Nà Thằn, xã Thạch Lâm (Bảo Lâm) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, trở thành điển hình nông dân sản xuất giỏi tại địa phương.

Ông Hầu Văn Thành được Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen.

Ông Hầu Văn Thành được Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen.

Trước đây, gia đình ông Thành thuộc diện hộ nghèo của xóm, do nguồn thu nhập chính chỉ trông chờ vào cây ngô, nhưng đất bạc màu, năng suất thấp. Nhận thấy phát triển chăn nuôi gia súc phù hợp với điều kiện địa phương, ông vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Ban đầu, do thiếu kinh nghiệm chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò nên không đạt hiệu quả. Sau nhiều lần lựa chọn, tìm hướng đi mới để có thu nhập ổn định hơn, thấy nhu cầu về thịt bò trên thị trường ngày càng tăng trong khi nguồn cung cấp hạn chế, ông Thành chuyển hướng từ chăn nuôi bò sinh sản sang nuôi bò vỗ béo theo hình thức nuôi nhốt, áp dụng kỹ thuật mới, cải tạo chuồng trại. 

Ông Thành chia sẻ: Nuôi bò vỗ béo giảm được chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường, cho lợi nhuận kinh tế cao. Tôi thường tìm mua những con bò gầy, bò hết khả năng cày kéo về nuôi nhốt, vỗ béo khoảng 2 - 3 tháng để bán ra thị trường, mỗi con lãi từ 5 - 7 triệu đồng. Ban đầu nuôi với quy mô nhỏ, mỗi đợt từ 5 - 7 con, sau đó tăng dần. Để nuôi vỗ béo lấy thịt đạt hiệu quả cao cần chọn những con không quá già, không mắc bệnh. Bò địa phương, bò đực tăng trọng nhanh hơn bò cái; nên chọn những con bò gầy, khung xương to sẽ cho hiệu quả cao hơn. Trước khi đưa vào vỗ béo, bò phải được tẩy ký sinh trùng. Thức ăn dùng vỗ béo bò gồm: các loại cỏ, ngô, cám gạo, bổ sung thêm khoáng...; trồng thêm 1,5 ha cỏ voi để làm thức ăn cho đàn gia súc. Với cách chăn nuôi trên, trừ chi phí thu khoảng 470 triệu đồng/năm... Hiện nay, gia đình ông Thành thường xuyên có từ 10 - 12 con bò. Ngoài chăn nuôi bò, gia đình ông Thành tích cực đưa các loại giống ngô, lúa cho năng suất cao vào trồng cấy, hằng năm thu hoạch trên 2,5 tấn ngô hạt, trên 2 tấn lúa. 

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bảo Lâm Mông Hải Châu cho biết: Với nghị lực vượt khó vươn lên, gia đình ông Hầu Văn Thành đã trở thành một trong những hộ khá của địa phương, ông Thành đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2012 - 2016.

Nguồn tin: Theo baocaobang.vn


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ
Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ
Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ

(Người Chăn Nuôi) - Sau mưa lũ, nguồn thức ăn cho gia cầm khan hiếm. Đồng thời, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, do đó, đây được xem là thời điểm dễ phát sinh dịch bệnh trên gia cầm.

Công nghệ chỉnh sửa gen tạo giống chất lượng
Công nghệ chỉnh sửa gen tạo giống chất lượng
Công nghệ chỉnh sửa gen tạo giống chất lượng

(Người Chăn Nuôi) - Những gia súc đực được biến đổi gen để tạo ra tinh trùng “siêu tốt” là một bước tiến trong việc cải tiến di truyền vật nuôi, đảm bảo an ninh lương thực.

Anh Đình Tiên chia sẻ cách làm giàu từ chăn nuôi gà
Anh Đình Tiên chia sẻ cách làm giàu từ chăn nuôi gà
Anh Đình Tiên chia sẻ cách làm giàu từ chăn nuôi gà

ENTERNEWS.VN Từ một trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa làm vừa tích lũy, tái đầu tư, đến nay, trang trại chăn nuôi gà của hộ gia đình anh Đặng Đình Tiên, xã Đại Yên có quy mô lớn nhất huyện với khoảng 60.000 con.