Nông dân trên địa bàn huyện Anh Sơn bắt đầu chăn nuôi bò vỗ béo hơn 10 năm trước. Từ một vài hộ nuôi nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, nghề này đã phát triển rộng khắp tại tất cả xã.
Với mục tiêu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp lên trở thành một trong những ngành mũi nhọn, thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Anh Sơn đã tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tận dụng tiềm năng đất đai, nhất là các diện tích đất vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trổng cỏ để chăn nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo.
Nông dân xưa nay vốn được biết đến là những người chân lấm tay bùn, một nắng hai sương, chịu thương chịu khó nhưng vẫn không thoát ra khỏi cuộc sống khốn khó. Cũng là do sự đeo bám của tư duy tiểu nông tồn tại trong một thời gian dài.
Chính vì vậy ngay trong 'lãnh địa' của chính mình người nông dân vẫn chưa 'khai phá' hết các tiềm năng, lợi thế để bứt phá. Ví dụ như: Cũng là nuôi bò nhưng làm thế nào để vật nuôi này không chỉ kéo cày mà mang lại giá trị kinh tế cao là một cách tư duy cần khai phá. Và người nông dân huyện Anh Sơn đã chứng minh, họ hoàn toàn có thể làm giàu từ việc chăn nuôi bò - gia súc đã gắn bó với bà con bao thế kỷ nay.
Gia đình chị Trần Thị Tuyền ở thôn 10 xã Long Sơn, có thâm niên hơn 10 năm nay nuôi bò vỗ béo. Mỗi lứa gia đình chỉ nuôi từ 5- 6 con. Mỗi năm nuôi gối đầu 2 lứa, sau khi trừ chi phí cũng thu lãi 40- 50 triệu đồng
Gia đình chị Trần Thị Tuyền ở thôn 10 xã Long Sơn, có thâm niên hơn 10 năm nay nuôi bò vỗ béo. “Trước đây, gia đình nuôi bò theo hình thức thả rông, thời gian nuôi kéo dài mà hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây gia đình tôi, mỗi lứa nuôi từ 5- 6 con; mỗi năm nuôi gối đầu 2 lứa, sau khi trừ chi phí cũng thu lãi 40- 50 triệu đồng" - chị Tuyền khẳng định.
Cũng theo chị Tuyền, tuy nuôi bò là nghề phụ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp, chủ yếu lấy công làm lãi nên được nông dân chọn nuôi. Theo kinh nghiệm của chị Tuyền để nuôi bò vỗ béo đạt kết quả cao, nguồn thức ăn phải phong phú. Ngoài rơm, rạ dồi dào sẵn có, chỉ cần trồng thêm cỏ voi kết hợp pha trộn một số loại thức ăn hỗn hợp như cám ngô, cám gạo làm thức ăn tinh, nên chi phí giảm đáng kể.
Mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng của gia đình chị Thái Thị Yến ở thôn 19/5 xã Đỉnh Sơn
Với gia đình chị Thái Thị Yến, ở thôn 19/5 thì mới chỉ đầu tư nuôi 3 năm nay nhưng đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Mỗi tháng gia đình đầu tư cho một con bò ăn khoảng 500.000 đồng. Sau 6 - 8 tháng nuôi, mỗi con bò đực được xuất bán ở mức 18 - 20 triệu đồng.
Chị Yến cho biết: “Nuôi bò vỗ béo ngoài việc chọn bò giống thì khâu quan trọng là cho bò ăn đầy đủ và cho ăn thúc ở giai đoạn khi còn từ 1- 2 tháng bán bò. Chăm sóc bò tốt trong giai đoạn này giúp bò mướt, đẹp, trọng lượng cao, sẽ dễ bán cho khách hàng”.
Nông dân trên địa bàn huyện Anh Sơn bắt đầu chăn nuôi bò vỗ béo hơn 10 năm trước. Từ một vài hộ nuôi nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, nghề này đã phát triển rộng khắp tại tất cả xã.
Ông Nguyễn Đình Đăng - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Anh Sơn cho biết: Nông dân trên địa bàn huyện Anh Sơn bắt đầu chăn nuôi bò vỗ béo hơn 10 năm trước. Từ một vài hộ nuôi nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, nghề này đã phát triển rộng khắp tại tất cả xã. Hiện nay tổng đàn bò toàn huyện ổn định trên 18.350 con. Trong 6 tháng đầu năm tổng sản lượng thịt xuất chuồng 7.767 tấn.
Toàn huyện hiện có 50 mô hình nuôi bò hàng hóa quy mô 10 con trở lên, ngoài ra còn có hàng trăm hộ nuôi từ 5 con trở lên, hộ nuôi nhiều nhất từ 30- 40 con. Sau khi trừ chi phí người chăn nuôi có thể thu lãi khoảng 1,5 triệu đến xấp xỉ gần 2 triệu đồng/con/tháng, tạo thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
Nhiều hộ đã tận dụng tiềm năng đất đai, nhất là các diện tích đất vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trổng cỏ để chăn nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo
Năm 2015 huyện Anh Sơn đã xây dựng mô hình điểm “Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi” tại xã Vĩnh Sơn với diện tích 25 ha. Bước đầu đã hỗ trợ mô hình điểm 25 triệu đồng, sắp tới huyện sẽ nhân rộng ra ở các địa phương khác với diện tích 200 ha. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn trâu bò của huyện đạt 43.000 con.
Bên cạnh đó, hàng năm huyện đều chỉ đạo các địa phương tổ chức các lớp tập huấn nuôi vỗ béo bò; đồng thời xây dựng các điểm trình diễn, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để người chăn nuôi nhân rộng mô hình. Đây là mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của một huyện thuần nông, vừa tránh được những rủi ro cho người nông dân, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Theo Báo Nghệ An
Có thể bạn quan tâm
Từ những nhà nông canh tác đại trà và không có kế hoạch sản xuất, bị ép giá hoặc phải chấp nhận lỗ nay họ sắm được xe chở hàng, ổn định kinh tế, mở rộng trang trại... Bí quyết thành công của những nông dân đó là ngoài kỹ...
Ngành gia cầm châu Á được dự báo tăng trưởng trong năm nay, nhưng dưới mức trung bình. Giá cả vẫn là yếu tố chi phối thị trường, do đó, các nhà sản xuất tiếp tục đối mặt nhiều thách thức.
VIỆT KHÁNH -Chủ Nhật, 24/11/2013, 10:31 (GMT+7) Năm 2008, dịch Lở mồm long móng (LMLM) type A lần đầu tiên xuất hiện ở Diễn Châu rồi lây lan nhanh ra nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đã gây ra những thiệt hại rất nặng nề....
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET