Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Làm thất thoát hàng nghìn liều vắc xin vẫn nhận tiền công tiêm phòng

Cập nhật: 09/12/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 
Tiêm phòng vắcxin cho đàn lợn. Ảnh: TTXVN

Trạm Thú y huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã kê khống hàng ngàn liều vắc xin tiêm phòng bệnh tai xanh đợt 1/2013. Vắc xin bị thất thoát nhưng các cán bộ thú y vẫn không hề bị xử lý mà còn nhận đủ tiền công đã... “tiêm phòng”.

Gia đình bà Nguyễn Thị Thanh, thôn 3, thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh) 4 năm nay chỉ nuôi được 2 con lợn nái. Mỗi đợt tiêm phòng, bà đều thực hiện đầy đủ. Thế nhưng trong danh sách đã tiêm phòng vắc xin tai xanh cho lợn nái và lợn đực giống đợt 1/2013 vào tháng 3 vừa qua của Trạm Thú y huyện Vân Canh thì bà Thanh có đến những 20 con lợn. Gần đó, trại lợn của ông Trần Thế An (cùng trú thôn 3) có 25 con lợn nái, 2 con lợn đực giống nhưng trong danh sách tiêm phòng, cán bộ Thú y ghi tiêm phòng tới... 45 liều vắc xin trong đợt này.

Trại lợn của ông Mai Xuân Thuận, thôn Hiệp Vinh 1, xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) được ghi rõ trong danh sách tiêm phòng là đã tiêm 100 liều cho 100 lợn nái và lợn đực giống. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến, người quản lý trại khẳng định đã từ nhiều năm qua không bao giờ có hơn 5 lợn nái và lợn đực giống. Gia đình bà Nguyễn Thị Sẻ, cùng thôn Hiệp Vinh 1, hiện có 4 lợn nái. Bà Sẻ nói: “Tháng 3/2013 trại lợn của tôi có 8 lợn nái. Cán bộ thú y đến đưa cho tôi một tuýp vắc xin phòng bệnh tai xanh tiêm cho 10 con; tôi tiêm hết 8 con, phần còn lại thì vứt đi”. Thế nhưng trong danh sách do cán bộ thú y tiêm phòng, bà Sẻ có 19 lợn nái.

Vụ việc chỉ được phát hiện khi Trưởng Trạm Thú y huyện Vân Canh ông Nguyễn Văn Hà kiến nghị các ngành chức năng cấp bổ sung thêm cho huyện 1.000 liều vắc xin phòng bệnh tai xanh, sau khi đã tiêm hết 2.953 liều. Khi đó, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Canh ông Huỳnh Chút mới phát hiện ra có vấn đề. Ông cho biết đã tham khảo nhiều người, làm gì có chuyện lợn nái và lợn đực giống chiếm 50% cơ cấu tổng đàn. Theo ông Chút, tổng đàn lợn của huyện Vân Canh khoảng 7.800 con. Vân Canh không phải là địa bàn chăn nuôi trọng điểm của tỉnh Bình Định, cũng là địa phương nhập nhiều lợn sữa để nuôi thịt hơn là xuất. 
Trên cơ sở đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã lập đoàn kiểm tra điều tra lại tổng đàn và số lợn nái, lợn đực giống. Đoàn kiểm tra đã kiểm tra thực tế tại 33 hộ trong tổng số 216 hộ dân có tiêm phòng vắc xin tai xanh đợt 1/2013. Qua đó đã phát hiện có đến 1.202 liều vắc xin được kê khống. Loại vắc xin này được cấp từ trung ương hỗ với giá 36.000 đồng/liều. Với mỗi liều tiêm phòng, cán bộ thú y được hưởng 2.000 đồng. Như vậy, số vắc xin bị thất thoát đã gây tổn thất trên 42 triệu đồng cùng với hơn 2,4 triệu đồng công tiêm phòng (thực tế con số này lớn hơn vì cán bộ Thú y không trực tiếp tiêm phòng hết số vắc xin còn lại).

Cũng theo ông Chút, những sự việc tương tự không phải chỉ mới xuất hiện gần đây mà đã có dấu hiệu sai phạm xâu chuỗi, qua nhiều năm. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Canh đã trình báo cáo số 54/BC-NN ngày 27/8 lên Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện yêu cầu dừng chi trả tiền công tiêm phòng và làm rõ những vấn đề trên. Ngày 9/9/2013, UBND huyện ra văn bản số 86/TB-UBND nêu rõ ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Vân Canh Nguyễn Trọng Hường về những vấn đề trên là “thống nhất ý kiến của Phòng Nông nghiệp, giao Văn phòng HĐND, UBND huyện tham mưu UBND tổ chức mời các ngành có liên quan và UBND xã Canh Vinh, Thị trấn Vân Canh để giải quyết việc kiểm tra heo giống theo đề nghị của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

Vụ việc đã khá rõ như thế nhưng đáng tiếc là từ đó đến nay câu chuyện vẫn "vũ như cẩn" , có dấu hiệu của một sự bao che làm "chìm xuồng". Tiền công tiêm phòng vắc xin cũng đã được UBND tỉnh Bình Định và UBND huyện chi trả cho Trạm Thú y. 
Những dấu hiệu sai phạm có tổ chức không chỉ với việc tiêm phòng tai xanh vừa qua. Tại đợt hỗ trợ bò cho hộ nghèo theo chương trình 30a dành cho các huyện nghèo, Trạm Thú y cũng có sai phạm trong quá trình, thủ tục cung cấp bò; sau khi giao bò cho dân thì bò bị dịch bệnh. Chưa hết, theo ông Huỳnh Chút, nhiều khả năng những sai phạm tương tự cũng xảy ra đối với các đợt tiêm phòng lở mồm long móng trên trâu bò, nhưng ông không thể kiến nghị kiểm tra, chỉ vì “Việc này đã không giải quyết thì có kiến nghị thêm cũng chẳng để làm gì”, ông Chút bức xúc.

Nên chăng, các cấp các ngành ở Bình Định cần sớm giải quyết vụ việc đáng tiếc nêu trên.

TTXVN


Có thể bạn quan tâm

Để tăng năng suất heo nái trong một lứa đẻ
Để tăng năng suất heo nái trong một lứa đẻ
Để tăng năng suất heo nái trong một lứa đẻ

(Người Chăn Nuôi) - Muốn tăng năng suất, số lượng của heo con trong một lứa đẻ cần làm tốt rất nhiều yếu tố như: Giống, đặc điểm di truyền, dinh dưỡng, thời gian và điều kiện phối, stress và bệnh tật.

Kinh nghiệm úm ngan vào mùa hè
Kinh nghiệm úm ngan vào mùa hè
Kinh nghiệm úm ngan vào mùa hè

(Người Chăn Nuôi) - Việc úm ngan giúp nâng cao chất lượng nuôi, giảm bớt tỷ lệ hao hụt. Tuy nhiên vào mùa hè khi nhiệt độ cao, nóng bức, cần có những lưu ý kỹ thuật riêng trong úm ngan con.

Khô cải canola, nguồn dinh dưỡng lý tưởng
Khô cải canola, nguồn dinh dưỡng lý tưởng
Khô cải canola, nguồn dinh dưỡng lý tưởng

(Người Chăn Nuôi) - Khô cải canola chưa được coi là nguồn thức ăn phổ biến cho bò sữa bởi có rất ít nghiên cứu khoa học đánh giá về loại cải này. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách, đây có thể trở thành một nguồn dinh dưỡng lý...