Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Mô hình chăn nuôi nhỏ hiệu quả cao

Cập nhật: 18/02/2017

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
Mô hình nuôi gà đẻ tạo giống và chim cút lấy trứng của hộ anh Đoàn Ngọc Cường (SN1983) ở tổ 1, ấp 2, xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước được coi là quy mô chăn nuôi nhỏ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện trại chăn nuôi An Bình của anh Cường phát triển rất khả quan vì trứng chim cút và ấp trứng gà cung cấp con giống mới chỉ đủ phục vụ nhu cầu người chăn nuôi ở huyện Chơn Thành.

Từ nhiều năm nay, với diện tích chưa đầy 100 m2, gia đình anh Cường nuôi khoảng 3.000 cút đẻ lấy trứng cung cấp cho tiểu thương ở chợ Chơn Thành và các vùng lân cận. Trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu từ 80 - 100 triệu đồng.

Theo anh Cường, việc nuôi chim cút lấy trứng cho hiệu quả kinh tế cao do chi phí đầu tư thấp, tốn ít nhân công và kháng bệnh tốt. Để nuôi 3.000 chim cút thì chi phí đầu tư chuồng trại, thiết bị, dụng cụ và con giống hết 70 - 75 triệu đồng. Sau 45 ngày trở lên là chim cút bắt đầu cho trứng và thời gian khai thác kéo dài từ 8 - 10 tháng. Muốn thành công trong chăn nuôi chim cút lấy trứng là phải lựa chọn con giống tốt, bảo đảm điều kiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học như chuồng trại phải được thiết kế hợp lý, cao ráo, thông thoáng, không để môi trường ẩm thấp, có hàng rào cách ly với khu vực xung quanh, có hệ thống hố sát trùng, khử trùng định kỳ... Nuôi dưỡng và chăm sóc 3.000 chim cút, mỗi ngày dành thời gian từ 4-5 giờ cho ăn và lấy trứng. Tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, thường xuyên theo dõi sức ăn và các biểu hiện của bệnh để kịp thời có hướng xử lý. Đồng thời phải đáp ứng nhu cầu nước uống và dinh dưỡng để chim cút cho năng suất trứng tối đa. Hiện trại chăn nuôi của anh Cường sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 để xử lý mùi hôi và thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính, vừa bảo đảm tiêu hóa tốt, đẻ trứng sai vừa giảm thiểu ô nhiễm do chất thải. Từ đó làm tối ưu hóa lợi nhuận thu về. Trứng cút dễ tiêu thụ và giá ổn định nên anh Cường rất an tâm để đầu tư theo hướng này. Anh cho biết, sắp tới sẽ đầu tư mở rộng quy mô lớn hơn 2 - 3 lần hiện nay.

Bên cạnh nuôi chim cút lấy trứng, anh Cường còn đầu tư nuôi hơn 100 gà đẻ và hệ thống máy ấp nhằm cung cấp con giống chất lượng tốt cho khách hàng theo nhu cầu. Bình quân mỗi tháng anh xuất bán 2.000 gà giống, lợi nhuận 3 - 4 triệu đồng. Cùng với trứng chim cút và gà giống, mỗi năm gia đình anh thu từ 110 - 150 triệu đồng.

Mô hình nuôi chim cút lấy trứng và gà đẻ cung cấp con giống cho thị trường của anh Cường không lớn về quy mô nhưng cho tổng lợi nhuận hằng năm không nhỏ. Vì thế, người chăn nuôi trong tỉnh có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công, người chăn nuôi cần lưu ý nhất là tìm hiểu kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ sản phẩm từ chim cút và gà giống. Đầu tư cho chăn nuôi không chỉ ở quy mô mà còn là tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đây luôn là mối quan tâm rất lớn cho những ai muốn thành công với nghề.

Xuân Trường
Nguồn: Báo Bình Phước

Có thể bạn quan tâm

Nông dân đổi đời nhờ làm giàu từ nuôi dê
Nông dân đổi đời nhờ làm giàu từ nuôi dê
Nông dân đổi đời nhờ làm giàu từ nuôi dê

Người nông dân đã tìm cho mình một hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi dê, từng bướ đảm bảo cho một cuộc sống ổn định, vững chắc, tiến tới làm giàu.

Xử lý rơm khô làm thức ăn cho trâu, bò
Xử lý rơm khô làm thức ăn cho trâu, bò
Xử lý rơm khô làm thức ăn cho trâu, bò

(Người Chăn Nuôi) - Rơm ủ có chất lượng tốt có màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm. Thường được trâu bò thích ăn và ăn được nhiều hơn so với khi chưa ủ

Thành công nhờ chăn nuôi đúng cách
Thành công nhờ chăn nuôi đúng cách
Thành công nhờ chăn nuôi đúng cách

(Cổng ĐT HND)- Năm 1981, sau 7 năm phục vụ quân đội, anh Phạm Văn Tràng, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được phục viên về trực tiếp lao động sản xuất tại quê nhà. Anh luôn trăn trở mình phải làm gì để thay đổi cuộc...