Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Mở lối xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

Cập nhật: 09/02/2024, 13:33:41


Ngành chăn nuôi Việt Nam có tiềm năng rất lớn mở rộng thị trường xuất khẩu. Ảnh minh họa.

(Người Chăn Nuôi) – Theo các chuyên gia, khơi thông được con đường xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa sẽ là giải pháp để ngành chăn nuôi giải quyết được tình trạng rớt giá và phát triển bền vững.

Giải pháp từ thị trường
Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, hoạt động sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi mở ra nhiều cơ hội, vì vậy cần tăng cường kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, có cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến phục vụ xuất khẩu.

Mới đây, Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 chính thức được Chính phủ phê duyệt; trong đó trọng tâm có hướng đến phát triển thị trường cho ngành chăn nuôi. Cụ thể, ở trong nước, xây dựng hệ thống từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến và đến tay người tiêu dùng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng mô hình phát triển các sản phẩm chăn nuôi truyền thống, đặc sản, sản phẩm có thương hiệu, uy tín, bảo đảm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, tiện dụng, giá cả cạnh tranh…

Về xuất khẩu, tập trung xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi trọng điểm, quảng bá thương hiệu cho các nhóm sản phẩm chủ lực; tập trung nguồn lực xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN… và các thị trường tiềm năng khác; Xúc tiến thương mại sản phẩm chăn nuôi Việt Nam đến các kênh phân phối của thị trường quốc tế; Kịp thời nắm bắt rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu bằng cách sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho các nhà quản lý và doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhận diện từ những điểm sáng

Gia tăng xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi cả nước đạt trên 1,1 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc dẫn đầu trong số các thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Tiếp theo là Campuchia với kim ngạch 155,5 triệu USD trong 11 tháng năm 2023, tăng 0,9% so với cùng kỳ; Xếp thứ 3 là Malaysia với gần 109 triệu USD, tăng 30%.

Cùng đó, kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước trong 11 tháng năm 2023 cũng đạt trên 1,11 tỷ USD, tăng 7% so với 11 tháng năm 2022. Trong đó riêng tháng 11/2023 đạt 98,53 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Thành công xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc
Việt Nam cùng với Malaysia, Indonesia, Thái Lan đã được Trung Quốc chấp thuận cho phép xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến.

Ngày 16/11/2023, những lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản và là một dấu mốc quan trọng của ngành hàng yến nước ta.

Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có công hàm chấp thuận cho Công ty CP Dinh dưỡng Anavest Việt Nam được xuất khẩu hai loại sản phẩm là tổ yến sạch và yến hũ chưng sẵn vào nước này.

Sản phẩm gia cầm gia nhập thị trường Mông Cổ
Sau một thời gian tích cực trao đổi thông tin, đàm phán giữa Cục Thú y Việt Nam với Tổng cục Thú y Mông Cổ, nước này chính thức cho phép thịt gia cầm, sản phẩm thịt gia cầm, trứng và sản phẩm trứng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mông Cổ.

Mông Cổ được đánh giá là một trong những thị trường rất tiềm năng, bởi ngành chăn nuôi Mông Cổ với đặc thù địa hình thảo nguyên bao phủ, chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc du mục (như dê, cừu, bò, ngựa, lạc đà). Chăn nuôi gia cầm ở Mông Cổ chiếm tỷ trọng rất thấp, vì vậy, các sản phẩm thịt gia cầm, trứng gia cầm của Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi khi tiếp cận thị trường này. Mông Cổ cũng là nước đầu tiên cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và trứng gia cầm, bao gồm sản phẩm tươi và chế biến.

Bà Margaret Ma Connolly, Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Informa Markets khu vực châu Á, chia sẻ: Sự phát triển của thị trường protein động vật và các sản phẩm hữu cơ đã khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Kết nối kinh doanh quốc tế sẽ giúp các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đạt những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tiếp cận thị trường toàn cầu.

Hải Lý


Có thể bạn quan tâm

Phòng trị bệnh nghệ trên heo
Phòng trị bệnh nghệ trên heo
Phòng trị bệnh nghệ trên heo

(Người Chăn Nuôi) - Hỏi: Heo bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt 40 - 40,5 độ C, ỉa chảy, có biểu hiện vàng da, đái ra máu và phù đầu, tỷ lệ chết cao. Thịt có mùi khét. Xin cho biết cách phòng và trị bệnh như thế nào?.

Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm
Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm
Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm

Tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, rất nhiều cử nhân tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam đã về quê... nuôi bò. Họ thu được hàng tỷ đồng mỗi năm.

Bỏ lương 20 triệu/tháng về quê chăn dê thu 10 tỷ/năm
Bỏ lương 20 triệu/tháng về quê chăn dê thu 10 tỷ/năm
Bỏ lương 20 triệu/tháng về quê chăn dê thu 10 tỷ/năm

Hiện trang trại chăn nuôi dê núi của anh Phạm Văn Hưng (Lâm Đồng) làm giàu gần 10 tỷ đồng/năm sau hơn 3 năm phát triển.