Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Một số kỹ thuật thú y trong chăn nuôi dê

Cập nhật: 11/12/2021, 14:07:05


Thực hiện tốt các kỹ thuật thú y giúp hạn chế dịch bệnh trên dê nuôi - Ảnh: HQ

(Người Chăn Nuôi) - Trong quá trình nuôi dê, thực hiện tốt các kỹ thuật thú y giúp hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Khử, cắt sừng
Mục đích của việc cắt, khử sừng dê là để tránh cho dê đánh húc nhau hoặc sừng quặp vào đầu, cổ dễ gây tổn thương. Nên khử sừng dê con khi sừng mới nhú lên, lúc dê con còn đang theo mẹ (dưới 3 tháng tuổi). Bởi khử sừng lúc này sẽ ít tổn hại đến sức khỏe dê và ít gây viêm nhiễm hoặc biến chứng. Tiến hành cắt lông, vệ sinh vùng sừng mọc, sau đó dùng ống sắt đặc, dài 5 - 7 cm, đường kính 3 - 4 cm, có cán gỗ nung nóng trên bếp rồi áp nhanh vào gốc sừng. Những dê có sừng quá dài hoặc có nguy cơ đâm vào đầu, cổ hay mắt thì nên cắt bỏ bớt sừng. Cách tiến hành như sau: Vệ sinh sạch sẽ và sát trùng vùng cắt; Phong bế gốc sừng bằng Novocain với liều 30 - 50 ml. Tiếp theo, dùng cưa sắc cắt nhanh quanh phần sừng quá dài. Áp nhanh dao nung đỏ vào vùng sừng vừa cắt. Cuối cùng, dùng bông, gạc buộc chặt vết cắt và tiến hành theo dõi cho đến khi khỏi hẳn.

Thiến dê

Nên thiến những dê đực non không sử dụng làm giống lúc đạt 3 tuần tuổi. Những dê đực giống hết thời gian sử dụng, trước khi đưa vào nuôi vỗ béo cũng nên thiến để tăng hiệu quả chăn nuôi và chất lượng thịt. Cách thiến như sau:

- Làm vệ sinh, sát trùng túi dịch hoàn, nắm và kéo hai dịch hoàn ra phía ngoài và dùng dây buộc lại để chúng không di chuyển trở lại vào trong.

- Dùng dao sắc cắt một đường dài khoảng 3 - 4 cm vào chính giữa túi, để lộ dịch hoàn và kéo dịch hoàn ra ngoài.

- Buộc thắt phần trên thừng dịch hoàn 2 nút cách nhau 1,5 cm, sau đó dùng dao sắc cắt thừng dịch hoàn giữa 2 nút buộc. Làm tương tự như vậy với dịch hoàn còn lại.

- Dùng bông lau sạch máu bên trong và bên ngoài bao dịch hoàn. Rắc kháng sinh vào bên trong và khâu bao dịch hoàn lại (nếu môi trường không đảm bảo vệ sinh và nhiều ruồi nhặng thì nên bôi thêm Ichthyol).

- Kiểm tra, theo dõi vết thiến và bôi thuốc sát trùng hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Cắt móng dê
Móng chân dê thường phát triển nhanh, nhất là trong điều kiện nuôi nhốt hoặc ít được chăn thả. Khi móng chân dê quá dài làm cho chúng đi lại khó khăn, dễ gãy, xước hoặc bị kẹt đá, sỏi, gây tổn thương, làm thối móng và có thể dẫn đến què. Do vậy, cần thường xuyên kiểm tra chân móng dê và tiến hành cắt gọt. Dùng dao hoặc kéo sắc cắt móng chân, chú ý cắt bỏ hết các phần móng thừa, bẩn và bị bệnh. Có thể cắt sâu khi tổ chức móng bị hỏng. Trường hợp chảy máu, dùng cồn iốt 5% sát trùng rồi băng bó vết thương.

Nam Cường
(Tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm

Ngành gia cầm thế giới năm 2023: Trong nguy có cơ
Ngành gia cầm thế giới năm 2023: Trong nguy có cơ
Ngành gia cầm thế giới năm 2023: Trong nguy có cơ

(Người Chăn Nuôi) - Ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu tiếp tục gặp khó khăn từ phía nguồn cung, nhưng nhu cầu tiêu thụ vẫn mạnh, nâng triển vọng toàn ngành lên mức tích cực trong năm 2023.

TỪ TAY TRẮNG SAU RA TÙ THÀNH TRIỆU PHÚ NHỜ… NUÔI THỎ
TỪ TAY TRẮNG SAU RA TÙ THÀNH TRIỆU PHÚ NHỜ… NUÔI THỎ
TỪ TAY TRẮNG SAU RA TÙ THÀNH TRIỆU PHÚ NHỜ… NUÔI THỎ

Với khu nuôi thỏ hơn 400m2, mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng, ít ai biết anh Hoàng Bạch Dương, (sinh năm 1972, trú tại thôn Nghĩa Vũ, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) từng tay trắng khi phải trả giá sau song sắt nhà tù.

Khởi nghiệp từ nuôi gà ri
Khởi nghiệp từ nuôi gà ri
Khởi nghiệp từ nuôi gà ri

Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đầu năm 2016 hai thanh niên Phùng Văn Hùng và Đào Quang Hiếu ở xóm 2 xã Lăng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) chung vốn khởi nghiệp với mô hình nuôi gà ri trên diện tích gần 2.000 m2.