Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Ngành cá tra: nông dân phải tài trợ cho doanh nghiệp!

Cập nhật: 04/12/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 Giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn 21.000 – 22.000 đồng/kg, giảm hơn 1.000 đồng so với cách nay hơn một tuần. Ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết mặc dù thị trường xuất khẩu vẫn ổn định nhưng do cuối năm người nuôi thường có tâm lý bán cá lấy tiền liền, không chịu cho nợ trong khi doanh nghiệp cũng đang cần tiền để trang trải các khoản nợ nên hai bên không gặp nhau.

Qua khảo sát, nhiều người nuôi cá cũng thừa nhận trước đây thường cho doanh nghiệp nợ ít nhất là một tháng trở lên. Nay cuối năm, họ cần tiền để trang trải nên giá có giảm một chút nhưng phải trả tiền ngay.

 

 
Giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn 21.000 – 22.000 đồng/kg.

 

Như vậy, sau nhiều nhận định đưa ra cách nay hai, ba tháng, rằng nguyên liệu thiếu hụt, giá cá tra chỉ có tăng chứ không giảm, nay thực tế thị trường lại diễn biến ngược lại. Tỷ lệ số hộ nuôi cá tra đến thời điểm này, cho dù chỉ còn trụ lại 20 – 30%, sản lượng nuôi đã giảm quá nửa thì tình trạng giá cá trồi sụt vẫn khiến người nuôi trong tình trạng thấp thỏm, không thể yên tâm gắn bó với con cá tra. Thua lỗ vẫn cứ tái diễn, giữa người nuôi cá và doanh nghiệp vẫn chưa có mối quan hệ ràng buộc nào để có thể đảm bảo giá cá không tụt khỏi giá thành sản xuất.

Doanh nghiệp biết rõ muốn làm ăn bền vững phải có trong tay nguồn nguyên liệu ổn định. Và họ cũng thừa hiểu, với nội lực của đa số nhà máy hiện nay, chắc chắn sẽ không có đơn vị nào tự có trong tay hàng ngàn tỉ đồng đầu tư nuôi cá. Giải pháp tốt nhất là liên kết với người nuôi. Một bên có ao nuôi, tự bỏ tiền đầu tư giống, có thể nuôi đạt trong lượng 300 – 400g/con sau đó doanh nghiệp “phụ” thêm tiền cám, đầu tư đến lúc thu hoạch. Giá mua bán theo thị trường. Doanh nghiệp bắt cá rồi tính toán trừ đi phần thức ăn mà mình bỏ ra, còn lại trả cho người nuôi. Và, điều quan trọng là giá xuất khẩu cá tra phải căn cứ trên giá thành nuôi cá chứ doanh nghiệp không thể đem bán rẻ rúng như lâu nay được.

Một cách tính đơn giản, hợp tình hợp lý như vậy mà trong suốt nhiều năm qua, chỉ có số ít doanh nghiệp, người nuôi tiếp cận được. Còn lại, đa số vẫn bất hợp tác, có nhiều doanh nghiệp chỉ chăm chăm mua thiếu, chiếm đoạt tiền của người nuôi mà không nghĩ đến cái lợi lớn hơn. Xem ra, ngành cá tra khó có thể phát triển bền vững.

HOÀNG BẢY


Có thể bạn quan tâm

Một điển hình nông dân làm kinh tế giỏi
Một điển hình nông dân làm kinh tế giỏi
Một điển hình nông dân làm kinh tế giỏi

Men theo con đường đất đỏ, giữa mênh mông bạt ngàn rừng keo, chúng tôi đến ngôi nhà gỗ ba gian khang trang của vợ chồng anh Đàm Thọ ở xã Lộc Yên. Là một nông dân dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học...

Sóc Trăng: Bảo vệ nghiêm ngặt đàn heo giống gốc
Sóc Trăng: Bảo vệ nghiêm ngặt đàn heo giống gốc
Sóc Trăng: Bảo vệ nghiêm ngặt đàn heo giống gốc

Ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống Vật nuôi tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Đàn heo giống gốc của tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp canh phòng nghiêm ngặt “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút đẻ
Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút đẻ
Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút đẻ

(Người Chăn Nuôi) - Chuồng nuôi chim cút đẻ đúng tiêu chuẩn phải đáp ứng được các nhu cầu sinh lý của chim cũng như đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường, người nuôi cần đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật khi làm chuồng.