Người nông dân đã tìm cho mình một hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi dê, từng bướ đảm bảo cho một cuộc sống ổn định, vững chắc, tiến tới làm giàu.
Anh Bùi Văn Thảo ở xã Ninh Giang (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đã xây dựng thành công mô hình nuôi dê theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi tháng trang trại của anh cung cấp thị trường 100kg dê thịt, 300 lít sữa, với giá 150.000 đồng/kg thịt hơi và 80.000 đồng/lít sữa dê. Năm 2016, sau khi trừ chi phí anh thu lãi trên 200 triệu đồng.
Anh Bùi Văn Thảo bên chuồng dê làm giàu của gia đình. Ảnh: Nông nghiệp
Mới đầu, anh Thảo nuôi 8 cặp dê, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên dê bị bệnh chết đến quá nửa. Không nản chí, anh lại “cơm đùm, cơm nắm” đi khắp nơi để học hỏi kỹ thuật chăn nuôi, tìm hiểu sách báo, đồng thời tham gia các lớp tập huấn nuôi dê theo hướng an toàn. Đến nay đàn dê của gia đình anh Theo úc nào cũng có trên 100 con bao gồm dê Bách Thảo, dê thịt, dê sữa..
Khi được hỏi về bí quyết thành công, anh Thảo cho biết, muốn chăn nuôi theo hướng an toàn thì việc lựa chọn con giống đảm bảo là rất quan trọng, bên cạnh đó 3 tháng 1 lần phải tiêm vắc xin định kỳ. Theo đó, dê là loài động vật không ưa ẩm cao nên chuồng trại phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Chuồng được anh lát gạch đỏ, vệ sinh hàng ngày. Dưới mỗi chuồng anh còn đầu tư làm hệ thống bể lắng, vừa để tận dụng chất thải của dê làm phân bón, vừa đảm bảo yếu tố môi trường.
Phần lớn các hộ nuôi dê tại làng Tao Chor A đều từ nơi khác chuyển đến, hộ khá cũng chỉ có vài chục đến vài trăm trụ tiêu nhưng lại “chết lên chết xuống”. Cũng có gia đình không có lấy mảnh đất cắm dùi, quanh năm phải đi làm thuê cuốc mướn cho những gia đình khác. Vì vậy mà cuộc sống cứ bấp bênh mãi cho tới khi mô hình nuôi dê lấy thịt đem đến cho họ niềm hy vọng đổi khác.
Mô hình làm giàu từ nuôi dê dễ thực hiện và đem lại cuộc sống ổn định cho người nông dân. Ảnh: Phương Linh/Báo Gia Lai
Các hộ nuôi dê ở làng Tao Chor A (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) cho biết, so với các vật nuôi khác như heo, bò, gà,… thì nuôi dê đem lại nguồn lợi lớn hơn mặc dù vốn đầu tư cho con giống và chuồng trại khá cao, từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng/cặp giống bố mẹ.
Gia đình anh Nguyễn Đắc Thế (SN 1970) sau khi mạnh dạn vay 20 triệu đồng cùng với vốn của gia đình để đầu tư chuồng trại và 9 con dê với tổng chi phí lên tới 40 triệu đồng. Sau 4-5 tháng chăm sóc, hiện nay đàn dê của gia đình anh Thế đã tăng lên 16 con, trung bình mỗi con nặng 30-50 kg. Với giá mua dê thịt tại chuồng là 110.000 đồng/kg thì đàn dê của anh Thế đang hứa hẹn đem về nguồn lợi rất lớn.
Người nông dân đã tìm cho mình một hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi dê, từng bước chậm nhưng chắc để đảm bảo cho một cuộc sống ổn định, vững chắc, tiến tới làm giàu.
Anh Phan Văn Doãn (sinh năm 1989, ở Đặng Lễ, Ân Thi, Hưng Yên) sinh ra trong một gia đình thuần nông, khó khăn nên anh luôn khao khát được làm giàu, đổi đời. Hiện, anh Doãn đang là chủ trang trại nuôi dê với số vốn vài trăm triệu đồng.
Anh Doãn chăn dê gần thửa ruộng nhà mình. Ảnh: Lao động thủ đô
Trước khi bắt tay vào nuôi dê, anh Doãn chọn nuôi gà nhưng do chưa có kinh nghiệm nên không đem lại hiệu quả kinh tế, bao nhiêu vốn liếng dành dụm được đều "đội nón ra đi". Trong lúc túng quẫn, may mắn anh gặp được một người họ hàng gợi ý và hướng dẫn nuôi dê. Rút kinh nghiệm từ lần chăn nuôi trước, anh Doãn cẩn thận tìm hiểu kỹ lưỡng về con vật nuôi này.
Sau khi xem xét thấy phù hợp với điều kiện của mình, anh Doãn đã mạnh dạn vay vốn để đổi hướng làm giàu. “Khi mới bắt tay vào nuôi dê, do chưa có kinh nghiệm và con dê chưa quen với môi trường nên dê thường bị ốm và chậm lớn. Nhưng mình đã tích cực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ bạn bè và những người chăn nuôi trước. Nhờ có kiến thức và kinh nghiệm nên chỉ với 2 cặp dê giống ban đầu, sau 2 năm đã sinh sản được gần 60 con. Mình tiếp tục mở rộng chuồng trại chăn nuôi, tới nay đàn dê của mình đã có gần 100 con”, anh Doãn nói.
Theo anh Doãn, dê là con vật dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm, chuồng trại đơn giản. Việc nuôi dê rất phù hợp với những hộ gia đình thiếu vốn. Chỉ cần hỗ trợ nguồn vốn ban đầu, chịu khó, cộng thêm ít kinh nghiệm là có thể chăm sóc tốt đàn dê của mình. Tuy nhiên, để nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi là rất quan trọng. Người nuôi dê phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi quản lí đàn dê.
Ngoài nuôi dê, anh Doãn còn mạnh dạn đấu thầu hơn 20.000m2 đất nông nghiệp để canh tác lúa và cây ăn quả. Trong tương lai, anh Doãn còn có ý định khai thác diện tích đất trên để làm ao thả cá và chăn nuôi gia cầm. Ước tính mỗi năm, trừ chi phí sản xuất, chăn nuôi, gia đình anh Doãn thu về gần 100 triệu đồng.
Dũng Linh (T/h)
Có thể bạn quan tâm
(Người Chăn Nuôi) - Để giải quyết các mối lo ngại sức khỏe cộng đồng và môi trường, ngành nông nghiệp tại châu Âu buộc phải loại bỏ hoặc giảm sử dụng các giải pháp chăn nuôi trước đây. Dưới đây là 5 nguyên tắc hàng đầu mà các hãng...
Khoản tiền vay được từ một chương trình tài chính vi mô năm 2006 đã giúp anh Hoàng Trọng Hậu (Hưng Yên) phát triển trang trại gà, mang lại thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(Người Chăn Nuôi) - Bệnh liệt dạ cỏ (Atomia ruminis) làm cho dạ cỏ co bóp kém và dẫn đến liệt, thức ăn trong dạ cỏ, dạ múi khế không được xáo trộn và tống về đằng sau, khiến vật nuôi giảm nhu động và liệt. để phòng bệnh này,...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET