Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Nông dân miền Tây trúng đậm nhờ 'lén lút' nuôi cá hô

Cập nhật: 16/06/2018

TTO - Giá cá hô khoảng 250.000 đồng mỗi ký, nhiều nông dân ở miền Tây trúng đậm, ôm lời hàng trăm triệu đồng loài cá có trong sách đỏ này.


Ông Bên (phải) thu hoạch cá hô trúng hàng trăm triệu đồng hai vụ vừa qua. Tuy nhiên, ông đang lo lắng có nên mở rộng chăn nuôi hay không vì loài cá này hiện vẫn còn nằm trong danh sách đỏ - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Mai Văn Bên ở xã Bình Phú, huyện Châu Phú, An Giang, cho biết hai năm về trước ông thả 200 con cá hô xuống ao.

Nhờ giống cá thiên nhiên tốt nên đàn cá phát triển nhanh, mỗi con có trọng lượng ít nhất 10kg, ông Bên thu hoạch và bán cho thương lái được gần 2 tấn, giá mỗi ký là 250.000 đồng.

"Lợi nhuận được lắm, tôi lời trên dưới khoảng 200 triệu đồng rồi," ông Bên nói và cho biết thêm năm nay ông mở rộng ra diện tích áo hơn 1ha, thả khoảng 3.000 con cá giống.

Theo ông Bên, loài cá hô hiện nay thu hoạch không đủ bán, đa số là bán cho các thương lái ở xa để vận chuyển lên các nhà hàng ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...

Trong khi đàn cá hô tự nhiên đang ngày một hiếm đi thì những người như ông Bên đang góp phần phát triển loài cá quý hiếm có tên trong sách đỏ này. Nhưng đó lại là vấn đề

"Tôi phải nuôi lén lút vì con này chưa được nuôi công khai nên cũng hơi lo. Nếu loài cá hô được đưa vào danh mục chăn nuôi công khai chắc chắn nông dân sẽ hốt bạc. Tuy nhiên, bà con cũng chưa an tâm lắm vì con này hiện còn nằm trong danh sách đỏ”, ông Bên nói.

Cá hô có tên khoa học là Catlocarpio siamensis thuộc loại quý hiếm ở mục có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn.

Theo một lãnh đạo của Chi cục Thủy Sản An Giang, cá hô bị cấm khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, được quy định tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định 103 của Chính Phủ.

Mức phạt đối với cá có khối lượng dưới 10kg bị phạt từ 10-20 triệu đồng theo NĐ 41/2017 của Chính phủ.


Nhiều nông dân trong vùng thấy ông Bên nuôi cá Hô hiệu quả kinh tế cao nên đã đến học hỏi về nuôi. Tuy nhiên, bà con vẫn lo lắng vì loài cá này chưa được cho nuôi công khai - Ảnh: BỬU ĐẤU

Tuy nhiên, hiện tại người dân ở miền Tây đã thuần dưỡng và cho sinh sản nhân tạo được thành công loài cá này và người dân đã nuôi thương phẩm cho hiệu quả kinh tế rất cao, chủ yếu ở các lồng bè và ao ở sông Tiền, sông Hậu.

Ở An Giang, cá hô đã được Trung tâm giống thủy sản An Giang và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 và nhiều hộ dân khác đã lai tạo cho ra khoảng 100.000 con giống/năm đưa ra thị trường.

"Do cá Hô nằm trong danh sách đỏ, chưa khuyến khích phát triển thì người nuôi sẽ gặp khó vì phải nuôi lén lút.

Tôi từng đề nghị đưa cá hô ra khỏi danh sách đỏ để người dân mở ra ngành chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập nhưng đến giờ Bộ vẫn chưa đồng ý” - vị lãnh đạo của Chi cục Thủy sản An Giang cho biết.

Cũng theo Chi cục Thủy sản An Giang, ước tính mỗi năm các hộ nông dân ở An Giang cung cấp cho thị trường khoảng 50 tấn cá hô.

BỬU ĐẤU


Có thể bạn quan tâm

Đáng nể mô hình nuôi đa con đặc sản của 8X miền sông nước
Đáng nể mô hình nuôi đa con đặc sản của 8X miền sông nước
Đáng nể mô hình nuôi đa con đặc sản của 8X miền sông nước

Đến ấp 5, xã Tân Thành (TP Cà Mau) hỏi trang trại chăn nuôi của anh Trương Hoàng Vũ 34 tuổi, thì ai cũng biết và nhiệt tình chỉ dẫn. Bởi mô hình này đã duy trì được hơn 6 năm nay, rất hiệu quả và cho thu nhập hàng...

Chàng trai trẻ lãi 7 tỷ mỗi năm từ nuôi cá giòn
Chàng trai trẻ lãi 7 tỷ mỗi năm từ nuôi cá giòn
Chàng trai trẻ lãi 7 tỷ mỗi năm từ nuôi cá giòn

Mô hình nuôi cá giòn của chàng trai sinh năm 1989 đã đưa lại lợi nhuận khủng. Mỗi năm cậu thu từ 6 đến 7 tỷ đồng.

Công nghệ chỉnh sửa gen tạo giống chất lượng
Công nghệ chỉnh sửa gen tạo giống chất lượng
Công nghệ chỉnh sửa gen tạo giống chất lượng

(Người Chăn Nuôi) - Những gia súc đực được biến đổi gen để tạo ra tinh trùng “siêu tốt” là một bước tiến trong việc cải tiến di truyền vật nuôi, đảm bảo an ninh lương thực.