Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Phát triển chăn nuôi Dê sữa thích ứng biến đổi khí hậu

Cập nhật: 20/10/2018


Việt Nam có tiềm năng phát triển chăn nuôi Dê sữa

Sáng 17-10, tại Trà Vinh diễn ra hội nghị quốc tế “Dê sữa Á- Úc lần thứ 4- 2018”, do Trường Đại học Trà Vinh phối hợp cùng Hiệp hội Dê sữa Á – Úc tổ chức, với chủ đề “Phát triển chăn nuôi Dê sữa thích ứng biến đổi khí hậu”.

Tham dự hội nghị có khoảng 200 đại biểu là các nhà khoa học và nhà quản lý thuộc các Viện, Trường, doanh nghiệp… từ nhiều nước.

Hội nghị lần này, các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước tập trung thảo luận về vấn đề di truyền, phát triển giống dê sữa, công tác quản lý và phát triển dê sữa, chất lượng sản phẩm sữa, công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa dê, giải pháp chăn nuôi dê thích ứng với biến đổi khí hậu, đề xuất những định hướng phát triển dê sữa trong thời gian tới…

GS-TS Juan Boo Liang, Chủ tịch Hiệp hội Dê sữa Á - Úc: “Hội nghị là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia, trường đại học… ở nhiều quốc gia trên thế giới chia sẻ kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc chăn nuôi dê sữa bền vững…”.

Hiện nay ở khu vực châu Á có khoảng 430 triệu con dê sữa, chiếm khoảng 65% số lượng dê sữa trên thế giới; chăn nuôi dê sữa đóng vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á.

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học các nước trên thế giới dự hội nghị Dê sữa ở Trà Vinh vào sáng 17-10

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nền nông nghiệp châu Á bị thách thức bởi hạn hán, nước biển dâng. Trong khi việc chăn nuôi dê có lợi thế nhờ tiêu thụ ít nước ngọt và chịu được khí hậu nóng vẫn có thể sản xuất sữa và thịt hiệu quả để đáp ứng nhu cầu cho con người. Cụ thể, thời gian qua ở Trung Quốc và New Zealand phát triển rất tốt ngành công nghiệp dê sữa. Đây là cơ sở để các nước châu Á, trong đó có Việt Nam tham khảo và phát triển tiềm năng chăn nuôi dê sữa trong thời gian tới.Ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đánh giá cao việc Hiệp hội Dê sữa Á - Úc chọn Trà Vinh là nơi tổ chức hội nghị quốc tế quan trọng này. Trà Vinh là tỉnh thuần nông ven biển với nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Cây lúa, con tôm, trái cây… được người dân sản xuất phổ biến; trong khi ngành chăn nuôi dê sữa thì còn nhỏ lẻ, chưa mạnh. Tới đây, Trà Vinh mong muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi dê sữa từ các nước tiên tiến trên thế giới, nhằm xây dựng các mô hình nuôi dê sữa phù hợp với địa phương, phát triển dê sữa trang trại, qui mô lớn… góp phần đa dạng hóa vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu; tăng thu nhập cho người dân…

Ngọc Dân / Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng


Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng: Bảo vệ nghiêm ngặt đàn heo giống gốc
Sóc Trăng: Bảo vệ nghiêm ngặt đàn heo giống gốc
Sóc Trăng: Bảo vệ nghiêm ngặt đàn heo giống gốc

Ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống Vật nuôi tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Đàn heo giống gốc của tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp canh phòng nghiêm ngặt “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Thức ăn tự trộn: Xu hướng đón đầu
Thức ăn tự trộn: Xu hướng đón đầu
Thức ăn tự trộn: Xu hướng đón đầu

(Người Chăn Nuôi) - Để đối phó với tình hình dịch bệnh, giá TĂCN liên tục tăng, vốn vay lãi suất cao như hiện nay thì việc tự trộn thức ăn tại trang trại đang là xu hướng mang lại những hiệu quả to lớn cho người chăn nuôi.

Nuôi hươu sao thu hàng chục triệu đồng mỗi vụ ở Hà Tĩnh
Nuôi hươu sao thu hàng chục triệu đồng mỗi vụ ở Hà Tĩnh
Nuôi hươu sao thu hàng chục triệu đồng mỗi vụ ở Hà Tĩnh

Trung bình một năm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thu về khoảng 200 tỷ đồng tiền bán nhung và hươu giống.