Sử dụng vaccine phòng bệnh Salmonella cho heo bằng đường uống.
(Người Chăn Nuôi) - Thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút và dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị.
Bệnh do Clostridium
Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Clostridium gây ra. Vi khuẩn Clostridium (bao gồm nhiều loài khác nhau) tồn tại một cách tự nhiên trong đường tiêu hóa của các loài gia súc. Vi khuẩn phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới, thường có mặt trong đất, nước và cát. Nhiều loài gây bệnh tồn tại trong đường tiêu hóa của người và động vật, chúng thường gây nhiễm trùng từ trong.
Triệu chứng: Mỗi bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau.
- Bệnh viêm ruột hoại tử: Thường chỉ bê nghé, dê, cừu non hay bị. Con vật bị bệnh thấy bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy có lẫn dịch nhờn hay máu và rất thối (phải lưu ý biểu hiện này). Vật hay nằm một chỗ, sốt cao sau cùng có biểu hiện thần kinh co giật và chết nhanh.
- Bệnh ung khí thán: Dễ nhận biết, thường thì quan sát thấy dưới da có những cục sưng nổi lên, con vật sốt, lúc mới sưng các cục sưng nóng và đau sau đó sờ nắn cục u thấy lạnh, vật không đau. Con vật có thể thấy biểu hiện bị què, đi lại khó khăn. Bệnh thường thấy ở con non dưới 2 năm tuổi và thường chết nhanh trong vài ngày.
Phòng, trị bệnh: Chẩn đoán đúng bệnh để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Ðể phòng bệnh, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, vật nuôi; dùng các loại kháng sinh trộn vào thức ăn cho heo để phòng bệnh; thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.
Bệnh do Salmonella
Nguyên nhân: Bệnh do Salmonella gây ra ở gia súc là bệnh gây thiệt hại kinh tế quan trọng. Mặc dù gia súc ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm vi khuẩn, nhưng bị nhiễm nặng và chết thường gặp ở gia súc trên 10 tuần tuổi.
Triệu chứng: Bệnh xảy ra với biểu hiện lâm sàng chính bao gồm: Con vật sốt cao, lờ đờ, bỏ ăn. Ban đầu con vật đi táo lẫn máu về sau thì tiêu chảy nặng.
Trị bệnh: Cần phối hợp các loại thuốc điều trị nguyên nhân, triệu chứng và trợ sức mới đem lại kết quả tốt. Kháng sinh điều trị bệnh: Tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày; Vime-sone: 1 ml/10 kg thể trọng/ngày hoặc Vimefloro FDP 1 ml/10 - 15 kg thể trọng/ngày; thuốc giảm cơn co thắt ruột và giảm số lần tiêu chảy: Atropin 1 ml/10 kg thể trọng; thuốc trợ sức tăng sức đề kháng: Vime - Canlamin, Vitamin K, kết hợp cho uống Vime-Celectrolyte để chống rối loạn chất điện giải và mất nước do tiêu chảy nhiều.
Phòng bệnh: Tiêm phòng vaccine định kỳ hàng năm. Ngoài ra, người nuôi cũng cần chú ý thực hiện những biện pháp phòng bệnh như: Luôn giữ chuồng trại và khu vực chăn nuôi sạch sẽ; thường xuyên thu gom phân, chất thải để xử lý bằng biogas hoặc ủ nóng sinh học, giảm thiểu chất thải trong chuồng nuôi; phát quang bờ bụi và khai thông các cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn, phun thuốc diệt ruồi muỗi, ve bọ để côn trùng không có nơi cư trú; khử trùng toàn bộ chuồng trại: 1 tháng 2 lần, sau mỗi đợt nuôi, khi xảy ra dịch bệnh…
Bệnh tụ huyết trùng
Nguyên nhân: Ðây là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trâu, bò do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Trâu, bò mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh, tuy nhiên động vật non mẫn cảm với bệnh hơn động vật già.
Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp tính và thể cấp tính, con vật chết nhanh từ vài giờ đến 2 ngày từ khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng. Con vật đờ đẫn, sốt 41 - 42oC, khó thở, có khi ho khan. Con vật chảy nước mắt, nước dãi, nước mũi nhiều. Trâu bò có triệu chứng thần kinh như hung dữ, điên cuồng… Trâu bò bị sưng, phù ở vùng hầu có thể lan xuống cổ và yếm. Lúc sắp chết, con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển 3 - 5 ngày. Tỷ lệ chết 90 - 100%. Nếu bệnh chuyển sang nhiễm trùng máu thì con vật sẽ chết trong 24 - 36 giờ.
Chẩn đoán: Dựa vào dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích điển hình như sốt cao đột ngột, niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba sưng, đặc biệt là hạch dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó. Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thủy thũng, làm cho con vật đi lại khó khăn. Tim sưng to trong xoang bao tim, màng phổi, xoang ngực và xoang bụng tích nhiều nước vàng. Phổi viêm gan hóa từng đám. Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Phân lập vi khuẩn gây bệnh.
Ðiều trị: Có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh. Người nuôi cần lựa chọn 1 - 2 loại kháng sinh sau đây: Streptomycin, Ampikana, Oxytetracylin, Gentamicin - Doxycyclin, Lincospecto. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài việc dùng kháng sinh cần tiêm cho con vật các thuốc trợ tim, trợ sức. Trong những trường hợp cần thiết có thể truyền dịch. Ðồng thời, cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để vật nuôi nhanh bình phục.
Phòng bệnh: Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Ðặc biệt, cần phòng bệnh bằng vaccine.
Nguyễn Hằng
Có thể bạn quan tâm
TP - Ngày 29/11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Nhật Bản đang xem xét hạ rào cản về mức dư lượng Ethoxyquin trên tôm (chất chống oxy hóa trong thức ăn cho tôm), từ 0,01ppm lên 0,2 ppm (hạ 20 lần).
Sở KH-CN TP.HCM phối hợp với Trung tâm CNSH, Viện Pasteur TP.HCM vừa tổ chức hội nghị CNSH toàn quốc khu vực phía Nam lần 3 (năm 2013).
Mô hình nuôi bò nhốt chuồng đã mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khi không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET