Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Phòng và điều trị hội chứng suy dinh dưỡng ở gia súc non

Cập nhật: 21/03/2020


Giữ vệ sinh và cho heo con bú mẹ hợp lý. Ảnh: ST

(Người Chăn Nuôi) - Hội chứng suy dinh dưỡng ở gia súc non làm giảm 10 - 15% trọng lượng so với những con bình thường, làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế nếu người nuôi không có các biện pháp phòng và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân

Chứng suy dinh dưỡng ở gia súc non có thể do một trong các nguyên nhân sau gây ra:

Do gia súc mẹ trong thời kỳ mang thai ít được bồi dưỡng, thức ăn thiếu protit, khoáng, vitamin.

Gia súc mẹ bị mắc bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, hoặc do phối giống đồng huyết làm quá trình trao đổi chất của gia súc non giảm, dẫn đến còi cọc, chậm lớn.

Do gia súc non bị bệnh như viêm ruột, viêm phổi, ký sinh trùng… Quá trình dẫn đến suy dinh dưỡng, đầu tiên thường bắt đầu bằng rối loạn tiêu hóa, làm khả năng vận động và tiết dịch của dạ dày và ruột giảm, từ đó các chất đạm, khoáng, sinh tố được hấp thụ kém. Từ suy dinh dưỡng sẽ làm giảm quá trình hưng phấn của vỏ não, do đó mất khả năng điều chỉnh các trung khu dưới vỏ não.

Mặt khác, để duy trì sự sống, có thể phải tiêu hao năng lượng của bản thân chúng, làm cơ thể ngày càng gầy yếu, sức đề kháng cũng giảm, vật hay mắc bệnh hay quá suy nhược mà chết.

Triệu chứng

Con vật bị suy dinh dưỡng thường bị chậm lớn, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, 4 chân yếu, đi không vững, thích nằm một chỗ, đôi khi có hiện tượng phù. Thở nhanh và nông, tim đập nhanh, nhu động dạ dày và ruột giảm, khi thức ăn trong ruột tích lại lên men sinh ra ỉa chảy. Thân nhiệt thường thấp.

Ở heo suy dinh dưỡng chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn suy dinh dưỡng heo con theo mẹ: Heo thể hiện còi cọc, lông dựng đứng, đi lại khó khăn, bú mẹ yếu, niêm mạc mắt, miệng trắng nhợt, dẫn đến thiếu máu, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng.

Giai đoạn tách mẹ: Heo cũng thể hiện còi cọc, chậm lớn, ăn yếu, phù thũng, sưng đầu, liệt chân, tăng trọng chậm.

Bệnh tích

Con vật thường da khô, lông xù, đôi khi xuất hiện thủy thũng dưới hầu, trước ngực, âm nang. Khi mổ không thấy lớp mỡ dưới da, thịt trắng bệch. Cơ tim nhão, lớp mỡ vành tim bị thoái hóa keo. Phổi teo lại, có từng đám bị xẹp, gan bị teo và nhợt nhạt.

Kiểm tra máu: Hàm lượng huyết sắc tố giảm, số lượng hồng cầu và bạch cầu giảm, tỷ lệ lâm ba cầu tăng, trong máu xuất hiện các dạng hồng cầu non.

Điều trị

Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho con mẹ. Con con đẻ ra phải cho bú sữa đầu, giữ cho nhiệt độ chuồng nuôi ấm và sạch, tập cho gia súc non ăn sớm. Cần bổ sung thêm trong khẩu phần ăn của gia súc non các loại khoáng vi lượng, các loại vitamin (chú trọng Vitamin D). Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung đầy đủ khẩu phần ăn gồm đạm, đường, tinh bột, chất béo, khoáng, vitamin và các nguyên tố đa vi lượng (sắt, coban…). Tiêm Vitamin E, tiêm bắp với liều 1 ml/tuần tiêm 1 lần. Tẩy ký sinh trùng đường ruột theo định kỳ 3 - 4 tháng/ lần.

Phòng bệnh

Tiêm FEr B12 10% cho heo con liều 100 - 150 mg/kg TT/lần vào lứa tuổi 2 tuần. Bổ sung khoáng đa lượng: Bột xương, bột cá vào khẩu phần ăn. Bổ sung nguyên tố đa vi lượng, dầu cá vào khẩu phần thức ăn cho heo trong một ngày với liều:

+ Sulfat đồng: 5 - 10 mg

+ Clorua magie: 3 - 5 mg

+ Dầu cá: 5 - 10 mg

+ Clorua coban: 2 - 4 mg

Bích Hòa


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú chăn nuôi ở Tân Tiến
Tỷ phú chăn nuôi ở Tân Tiến
Tỷ phú chăn nuôi ở Tân Tiến

BP - Năm 1992, ông Đỗ Bá Ngọc (1964) rời Thanh Hóa vào ấp An Hòa, xã Tân Tiến (Đồng Phú) lập nghiệp. Hơn 20 năm phấn đấu không mệt mỏi, đến nay ông đã thành “đại gia”, được người dân trong và ngoài xã biết đến với tài sản...

Trang trại nuôi heo đặc biệt
Trang trại nuôi heo đặc biệt
Trang trại nuôi heo đặc biệt

(Người Chăn Nuôi) - Con đường độc đạo hơn 5 km dẫn từ tỉnh lộ vào xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái khá hẻo lánh. đây là nơi có một trang trại đặc biệt với hơn 600 con heo được chăm sóc theo quy trình nghiêm ngặt…

Chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học: Giải pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả
Chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học: Giải pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả
Chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học: Giải pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả

Trước tình hình dịch bệnh trên vật nuôi ngày một diễn biến phức tạp thì chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu để phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh bệnh dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng.