Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Phòng và trị bệnh loét da quăn tai ở bò

Cập nhật: 28/03/2020

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Phòng và trị bệnh loét da quăn tai ở bò
Ảnh minh họa - nguồn internet

(Người Chăn Nuôi) - Bò có triệu chứng thần kinh, mất phương hướng, một số bò con chết. Xin cho biết bò bị bệnh gì, cách phòng trị bệnh?
Hỏi:

Đàn bò có biểu hiện sốt cao 40 - 410C, thở khó, viêm niêm mạc mũi, thở khò khè, nước mũi chảy ra lẫn máu và dịch nhày, mùi rất hôi, niêm mạc mũi, miệng loét tróc ra thành từng mảng, ở những nơi da mềm có mụn đỏ đường kính từ 5 - 6 mm xuất hiện trên toàn thân, những mụn đỏ này tróc ra nhanh chóng, không chảy nước và không có thủy thủng. Ở tai, những mụn loét đóng vảy thành sẹo làm cho tai co dúm lại và uốn cong lên. Bò có triệu chứng thần kinh, mất phương hướng, một số bò con chết. Xin cho biết bò bị bệnh gì, cách phòng trị bệnh?

Trả lời:

Với triệu chứng như vậy, có thể chẩn đoán bò bị bệnh loét da quăn tai (LDQT) còn gọi là bệnh viêm màng mũi, thối loét của trâu, bò. LDQT là một bệnh nguy hiểm, do virus gây ra, thường gây chết, ảnh hưởng trên nhiều loài thuộc họ guốc như: bò, bò rừng, nai, dê, cừu và heo

Thể quá cấp tính: Ở gia súc non bệnh tiến triển rất nhanh trong 1 - 2 ngày. Con vật chưa kịp mọc các mụn loét ngoài da, chưa thể hiện các triệu chứng lâm sàng đã chết. Gia súc nhiễm bệnh chết 100%. Thể mãn tính: Da tụ máu, thượng bì khô lại và rụng lông tạo thành những mảng hoại tử khô nâu đen bong ra. Bệnh kéo dài 1- 2 tháng, sau đó da thành sẹo và con vật khỏi bệnh.

Phòng bệnh

Hiện nay chưa có loại vaccine tiêm phòng nào cho kết quả tốt. Do đó chủ yếu là vệ sinh phòng bệnh, cách ly gia súc bệnh, xử lý xác súc vật chết, tiêu độc chuồng trại, chất thải. Không chăn thả trên đồng cỏ đã từng thả gia súc bệnh. Tránh nuôi, chăn thả chung giữa bò, dê, cừu, tránh gia súc tiếp xúc với động vật hoang dã móng guốc.

Điều trị

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu trị bệnh, dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng kế phát, rửa miệng, mũi bằng thuốc tím, nhỏ mắt bằng sunfat kẽm, dùng thuốc long đờm, kết hợp bổ sung vitamin, nuôi dưỡng và chăm sóc tốt mới đem lại kết quả. Trường hợp bò suy kiệt có thể truyền dịch bổ sung Vimelyte-IV: 200 - 500 ml/bò trưởng thành.

ThS. Nguyễn Ngọc Đức


Có thể bạn quan tâm

Hóa giải thách thức của ngành chăn nuôi 2021
Hóa giải thách thức của ngành chăn nuôi 2021
Hóa giải thách thức của ngành chăn nuôi 2021

(Người Chăn Nuôi) - Đầu năm 2020, không ai có thể đoán trước được những thách thức bất ngờ mang tên Covid-19. Bước sang năm 2021, những dư âm khó khăn, thách thức với ngành thức ăn chăn nuôi vẫn còn. Để hóa giải, người chăn nuôi cần định hình...

Khoa học công nghệ: Giải bài toán chăn nuôi chất lượng cao
Khoa học công nghệ: Giải bài toán chăn nuôi chất lượng cao
Khoa học công nghệ: Giải bài toán chăn nuôi chất lượng cao

(Người Chăn Nuôi) - Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mang lại những cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với chăn nuôi Việt Nam. Trong bối cảnh này, để ngành chăn nuôi phát triển nhanh và bền vững...

Phòng ngừa bệnh do thiếu Selen và Vitamin E trên heo
Phòng ngừa bệnh do thiếu Selen và Vitamin E trên heo
Phòng ngừa bệnh do thiếu Selen và Vitamin E trên heo

(Người Chăn Nuôi) - Thiếu selen và Vitamin E khiến heo dễ mắc các bệnh ở từng giai đoạn sinh trưởng, sinh sản và suy giảm khả năng chống chọi với bệnh tật...