(Người Chăn Nuôi) - Heo con bị khập khiễng, heo sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Heo thể hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què, mù, điếc.
Triệu chứng
Trên heo con bị bệnh đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi. Khớp chân sưng lên sau đó 7 - 15 ngày tuổi và heo có thể chết sau 2 - 5 tuần tuổi. Dấu hiệu viêm có thể thấy trên mọi ổ khớp nhưng thường thấy nhất là khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Khi rạch ổ khớp viêm thấy trong khớp có mủ đặc, có vết máu và những chất hoại tử màu trắng. Thường thấy ở heo con từ 2 - 10 ngày tuổi. Heo con bệnh thường sốt. Một số trường hợp có thể chết đột ngột là do vi khuẩn xâm nhập.
* Nếu viêm khớp do Streptococcus Suis, heo bệnh có biểu hiện:
Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20%. Bệnh thường xảy ra ở heo 1 - 6 tuần tuổi.
Thể cấp tính: heo sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Heo thể hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què, mù, điếc. Khi bệnh tiến triển, heo bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Bệnh làm cho heo đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại để bú của heo con. Heo có hiện tượng viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy nhiều và có màu đục, gây chết heo rất nhanh.
Thể mãn tính: Vật nuôi bị thường còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết. Các màng sưng phồng, mất màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ. Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy trong sự phát triển của các khúc xương.
Trị bệnh
* Nếu viêm khớp do thiếu chất khoáng:
- Dùng chế phẩm canxi bổ sung cho con vật, như: Gluconatcanxi 10%; hoặc Canxi - Fort; hoặc Canxi B12; hoặc Canxiclorua 10%. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng B.complex; điện giải - Gluco, men tiêu hóa; thuốc giải độc gan thận. Hòa với nước, cho heo uống hàng ngày. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
* Nếu viêm khớp do nhiễm khuẩn:
- Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm: Penicillin + Gentamycin; hoặc Penicillin + Streptomycin; hoặc Kanamycin + Gentamycin; hoặc Pneumotic… Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bổ sung Vitamin C 5%, Vitamin B1 2,5%, Vitamin ADE, thuốc trợ tim để nâng cao sức đề kháng. Tiêm cho heo ngày 1 lần. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng thuốc giảm viêm, giảm đau khớp: Diclofenac với liều 1 ml/10 kg thể trọng/ngày.
Phòng bệnh
Chăm sóc, bảo đảm cho các heo con sau khi sinh được cho bú sữa đầu đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt heo mẹ. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ 3 - 4 tuần sử dụng 1 lần phun thuốc sát trùng khắp chuồng. Hạn chế thay đổi thức ăn, môi trường nuôi đột ngột, chuyển đàn, nuôi nhốt quá chật, điều kiện vệ sinh kém… Cho heo ăn đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên cung cấp vào thức ăn các dưỡng chất giúp cân bằng khẩu phần. Dùng thuốc sát trùng hoặc đun sôi các dụng cụ đỡ đẻ, kìm bấm răng, cắt đuôi, thiến heo đực… Sau khi cắt cột cuống rốn cần sát trùng đầu rốn bằng cồn. Nên kiểm soát thường xuyên tình trạng da heo, quan sát tình trạng chân khớp của heo con, mỗi ngày 2 lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Nguyễn Hà
Có thể bạn quan tâm
Tuổi đời mới vừa tròn 37 nhưng anh Nguyễn Trung Tiếp ở xã Đức Lân, huyện Mộ Đức đã có đến hơn 10 năm kinh nghiệm trong nuôi heo sinh sản. Nhờ vậy mà từ một gia đình nghèo khó, giờ đây anh Tiếp đã có “của ăn của để”,...
14/11/2013 08:00 (GMT + 7) Trong khi chính sách bảo hiểm nông nghiệp trên phạm vi rộng còn đang loay hoay, khó khăn, thậm chí nhiều dự án bảo hiểm bò sữa, cây trồng trước đây triển khai đã bị thất bại hoàn toàn thì ở Nông trường bò sữa Mộc...
(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi khép kín đang là mô hình được nhiều địa phương nhân rộng bởi hiệu quả bền vững. Điển hình như mô hình nuôi gà của anh Lương Ngọc Lai, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa).
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET