Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Phú Yên: Nuôi gà trên đệm lót sinh học cho thu nhập khá

Cập nhật: 28/11/2020, 15:11:30


Chuồng gà giai đoạn 60 ngày tuổi của gia đình chị Biết. Ảnh: CTV

Chị Nguyễn Thị Biết ở khu phố Phước Lương, phường Hòa Xuân Tây (TX Đông Hòa), nuôi gà trên đệm lót sinh học, mỗi lứa 1.000 con gà. Sau 3 tháng, chị thu nhập trung bình trên 20 triệu đồng.

Với diện tích chuồng khoảng 1.000 m2, chị Biết chia thành 6 khu vực nuôi với 4 lứa gà gối đầu. Chị nuôi theo phương thức nhận đầu tư giống, cám của đại lý và được đại lý bao tiêu sản phẩm nên không lo đầu ra. Mỗi lứa 1.000 con gà, sau 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng bình quân 2 kg, chị xuất bán, thanh toán cho đại lý khoảng 60 triệu đồng tiền giống, cám, còn lại chị thu nhập trung bình trên 20 triệu đồng (tùy theo giá cả từng thời điểm). Riêng các đợt lễ, Tết, giá gà cao hơn nên thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/lứa.

Chị Biết tâm sự: Trước đây vợ chồng tôi cũng lăn lộn, làm đủ nghề từ việc sắm cộ bò chở thuê, rồi cày ruộng, làm dịch vụ máy ủi, máy xúc… nhưng chẳng nghề nào thành công. Đến khi nuôi gà thì kinh tế gia đình mới bắt đầu ổn định.

Theo chị Biết, công việc nuôi gà của gia đình chỉ cần một công lao động của chị; chồng, con phụ giúp khi có công việc đột xuất. Tuy phải chăm sóc 4.000 con gà hàng ngày nhưng công việc thảnh thơi do chuồng nuôi sử dụng đệm lót sinh học có dùng men Balasa nên ít tốn công quét dọn. Hàng ngày, chị chăm gà 3 lần.

Sáng mất khoảng một giờ để thay nước, cho ăn; trưa mất một giờ thay nước; chiều mất khoảng một giờ để đổ cám cho gà. Với lứa 1.000 con gà, khoảng 70 m2 chuồng nuôi chị đổ 20 bao trấu, rải 1 gói men Balasa lên trên. Kết thúc lứa nuôi chị thu lại 60 bao trấu độn chuồng làm phân bón và bán với giá 9.000 đồng/bao.

Chia sẻ kinh nghiệm phòng bệnh cho gà, chị Biết nói: Người nuôi cần phải siêng năng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Thường xuyên quan sát đàn gà để theo dõi sức khỏe của gà từ đó cho ăn, uống và bổ sung dinh dưỡng, thuốc, vitamin… cho phù hợp. Kết thúc lứa nuôi cần hốt hết chất độn, dọn sạch chuồng nuôi, rửa thật sạch các máng ăn, bình nước uống, ngâm với nước xà phòng, sau đó phun nước vôi pha loãng khắp khu vực để sát trùng chuồng nuôi, khu vực sân chơi của gà cũng cần phải thay cát sau mỗi lứa nuôi để hạn chế mầm bệnh.

Cứ cách 2 ngày thì vệ sinh chuồng, quét phân, lông gà, rửa, sát trùng các dụng cụ khay ăn, máng uống của gà. Khi sử dụng đệm lót sinh học để nuôi gà thì tuyệt đối không để nước đổ trên nền chuồng vì sẽ sinh ra dòi bọ, ruồi… Ngay tại vị trí khay uống của gà, nếu chuồng nuôi chật có thể treo thêm thau dưới khay uống để hứng nước rơi vãi, giữ cho chuồng luôn khô ráo.

Theo ông Huỳnh Thúc Khoa, Phó phụ trách Trạm Khuyến nông TX Đông Hòa, nhờ nuôi gà mà gia đình chị Biết có thu nhập khá. Hơn 2 năm, vợ chồng chị tích lũy vốn đầu tư mua máy gặt đập liên hợp để gặt lúa khi vào vụ…

Minh Nhật - Trâm Trân / Nguồn: Báo Phú Yên


Có thể bạn quan tâm

Thái Nguyên: Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi
Thái Nguyên: Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi
Thái Nguyên: Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

Từ khoảng 10 năm trở lại đây, Thái Nguyên đã đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển chăn nuôi...

Tạo thu nhập ổn định từ mô hình nuôi bò sữa
Tạo thu nhập ổn định từ mô hình nuôi bò sữa
Tạo thu nhập ổn định từ mô hình nuôi bò sữa

Hơn 6 năm, ông Bùi Văn Thanh (Tám Thanh), 45 tuổi, ngụ Tổ nhân dân tự quản số 19, ấp Bến Vựa Bắc, xã Vĩnh Hòa, huyện Ba Tri (Bến Tre)...

Bỏ nghề tài xế về quê chăn nuôi kiếm hàng chục triệu mỗi tháng
Bỏ nghề tài xế về quê chăn nuôi kiếm hàng chục triệu mỗi tháng
Bỏ nghề tài xế về quê chăn nuôi kiếm hàng chục triệu mỗi tháng

Với cách làm “lấy ngắn nuôi dài”, đi chậm mà chắc, chàng thanh niên Trần Văn Hải đã tìm ra cho mình hướng phát triển kinh tế phù hợp. Hiện nay, anh đang từng bước xây dựng được một mô hình chăn nuôi tổng hợp và làm giàu trên quê...