Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

Quy trình chăn nuôi vịt theo VietGAHP

Cập nhật: 23/12/2023, 13:10:28

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Quy trình chăn nuôi vịt theo VietGAHP
Nuôi vịt trong ao hồ phải đảm bảo đủ diện tích mặt nước 1 con/4 - 5 m2 mặt nước. Ảnh: ST

(Người Chăn Nuôi) – Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) được xây dựng trên các tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc và truy tìm nguồn gốc sản phẩm.

Vị trí chuồng trại
Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100 m. Có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường.

Trại chăn nuôi phải có bố trí phù hợp, đảm bảo phòng chống cháy nổ, dễ dàng vệ sinh, đảm bảo an toàn sinh học, bố trí riêng biệt các khu chuồng, kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư, công trình cấp nước và khu xử lý chất thải.

Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh hoặc nuôi nhốt hoàn toàn hoặc biệt lập để hạn chế người, động vật và phương tiện ra, vào trại.

Chuồng trại
Chuồng nuôi vịt phải được thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi của vịt và mục đích sản xuất, chuồng nuôi vịt con phải có biện pháp chống chuột và động vật khác. Tường, nền chuồng và rãnh thoát nước đảm bảo dễ vệ sinh.

Nếu nuôi vịt trong ao hồ thì phải đảm bảo đủ diện tích mặt nước 1 con/4 – 5 m2 mặt nước.

Nếu nuôi vịt nhốt trong vườn cây thì vườn cây không được để đọng nước.

Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình chăn nuôi vịt phải đảm bảo an toàn và dễ vệ sinh, tẩy rửa.

Con giống
Vịt giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, có giấy kiểm dịch theo quy định.

Vịt giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng con giống phải phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.

Phải có quy trình chăn nuôi cho từng giống vịt theo mục đích sử dụng và thực hiện đúng quy trình chăn nuôi.

Áp dụng phương thức quản lý “cùng vào – cùng ra” theo thứ tự ưu tiên là: cả khu -> từng dãy -> từng chuồng -> từng ô.

Vệ sinh chăn nuôi
Trại phải có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, đảm bảo an toàn sinh học.

Tất cả mọi người khi vào, ra trại thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh khử trùng.

Các phương tiện ra vào trại đều phải thực hiện vệ sinh và khử trùng.

Phát quang bụi rậm xung quanh khu chuồng nuôi; định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh.

Sau mỗi đợt nuôi hoặc sau khi chuyển đàn phải làm sạch, khử trùng chuồng, thiết bị trong chuồng và để trống chuồng ít nhất 15 ngày.

Quản lý thức ăn và nước uống
Thức ăn không chứa các chất gây tồn dư, độc tố nấm mốc và các vi sinh vật có hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và sức khỏe người tiêu dùng, theo quy định hiện hành.

Thức ăn dự trữ phải được bảo quản trong kho đảm bảo khô ráo, thoáng, chống được động vật và côn trùng gây hại, không để quá hạn sử dụng.

Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh khu vực sản xuất thức ăn, kho chứa thức ăn và nguyên liệu thức ăn để tránh gây ô nhiễm.

Nguồn nước cho chăn nuôi vịt phải đảm bảo an toàn không nhiễm vi sinh vật hiếu khí và coliform tổng số theo bảng 1 Phụ lục, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01- 15).

Chỉ nuôi vịt trong ao, hồ đảm bảo an toàn, không bị ô nhiễm.

Quản lý dịch bệnh
Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn vịt. Có quy trình phòng bệnh phù hợp các đối tượng vịt và thực hiện đúng quy trình.

Có hồ sơ theo dõi đàn vịt về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị.

Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y có trong Danh mục quy định được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành.

Khi có vịt ốm phải nhốt ra khu nuôi cách ly, khi phát hiện có dịch bệnh phải báo cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý, phải ngừng xuất giống, sản phẩm và vật tư sử dụng trong chăn nuôi vịt ra ngoài trại.

Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
Chất thải rắn phải được thu gom sau mỗi đợt nuôi đối với nuôi vịt trên nền chuyển đến nơi tập trung và có biện pháp xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của Nhà nước.

Vị trí tập trung chất thải để xử lý phải ở cuối trại, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước, tránh tràn. Phải có quy trình xử lý chất thải trong trại chăn nuôi.

Chất thải lỏng phải được thu vào khu xử lý đảm bảo an toàn các chỉ tiêu coliform phân, coliform tổng số và Salmonella trước khi thải ra môi trường theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-15.

Nuôi vịt nhốt trên ao khi kết thúc mỗi lứa nên nạo vét đáy ao, nước thải phải xử lý trước khi đưa nước ra ngoài môi trường.

Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại
Trại phải có chương trình kiểm soát động vật khác, loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.

Nhân sự
Trại cần có sơ đồ tổ chức, có quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra.

Chủ trang trại phải thực hiện theo Luật lao động đối với người lao động trong trại.

Người lao động có đủ sức khỏe, được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và được khám sức khỏe định kỳ.

Người lao động phải được tập huấn về quy trình chăn nuôi – thú y, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

Ghi chép, lưu trữ hồ sơ
Trang trại chăn nuôi vịt phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi. Cụ thể như sau:

– Thông tin chung của trại chăn nuôi: Tên trại chăn nuôi/chủ trại; Địa chỉ; Diện tích chuồng trại chăn nuôi; Sơ đồ chuồng nuôi;

– Ghi chép nhập nguyên liệu hoặc thức ăn: Ngày, tháng, năm nhập; Loại thức ăn; Số lượng; Nguồn gốc; Ngày và lô sản xuất; Hạn sử dụng;

– Ghi chép xuất nguyên liệu, thức ăn: Ngày, tháng, năm xuất; Loại thức ăn; Số lượng; Nguồn gốc; Ngày và lô sản xuất sản xuất; Hạn sử dụng;

– Ghi chép trộn thức ăn: Ngày, tháng, năm trộn; Loại khẩu phần; Dùng thuốc/chất bổ sung và liều lượng; Khu trại, dãy chuồng hoặc ô chuồng sử dụng;

– Ghi chép mua/chuyển vịt: Ngày, tháng, năm mua/chuyển vịt; Số lượng; Nguồn gốc; Giống vịt; Lứa tuổi; Tình trạng sức khỏe;

– Ghi chép kế hoạch phòng bệnh: Quy trình phòng bệnh của trại; Ngày, tháng, năm sử dụng vaccine; Tên vaccine; Nguồn gốc vaccine; Ngày và lô sản xuất; Liều lượng dùng cho các loại gà; Cách dùng;

– Ghi chép xuất, bán vịt: Ngày, tháng năm xuất bán; Loại vịt; Số lượng bán ra (con); Khối lượng; Lý do; Ngày tiêm phòng/trị bệnh lần cuối; Loại vaccine/thuốc thú y đã sử dụng lần cuối;

Tất cả các sổ ghi chép trên được theo dõi thường xuyên và được lưu trữ tại trại ít nhất 12 tháng.

Lê Loan


Có thể bạn quan tâm

Bổ sung khoáng chất cho dê nuôi
Bổ sung khoáng chất cho dê nuôi
Bổ sung khoáng chất cho dê nuôi

Khi thiếu hụt chất khoáng so với nhu cầu, vật nuôi bị ảnh hưởng xấu, trước tiên là sức khỏe sau đó là năng suất và phẩm chất chăn nuôi. Vì vậy cần lưu ý đến việc đảm bảo bổ sung khoáng chất để dê nuôi phát triển tốt.

Dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa lạnh
Dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa lạnh
Dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa lạnh

Vào mùa lạnh, nguồn thức ăn cho gia súc dần khan hiếm. Việc tìm hiểu các phương pháp dự trữ thức ăn cho gia súc mùa lạnh rất cần thiết để tránh thiệt hại về kinh tế.

Giải pháp giảm chi phí trong chăn nuôi
Giải pháp giảm chi phí trong chăn nuôi
Giải pháp giảm chi phí trong chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí sản xuất, do vậy, việc tìm ra những giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho vật nuôi là điều hết sức cần thiết.