Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Tăng cường năng lực nghiên cứu chuyên sâu trong chăn nuôi

Cập nhật: 20/01/2024, 13:25:25

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Tăng cường năng lực nghiên cứu chuyên sâu trong chăn nuôi
Trang trại bò sữa áp dụng công nghệ cao tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: ST.

(Người Chăn Nuôi) – Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký ban hành Quyết định 1742/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ưu tiên “Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030”. Đề án góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Cụ thể, Đề án sẽ tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường năng lực nghiên cứu cho một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm công nghệ cao lĩnh vực chăn nuôi theo hướng chuyên sâu, hiện đại, đồng bộ ngang tầm khu vực và quốc tế. Đồng thời, tập trung áp dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực: Chọn tạo giống vật nuôi chủ lực công nghệ cao đáp ứng được 95% nhu cầu giống heo; 85 – 90% nhu cầu giống gia cầm; 100% nhu cầu giống thủy cầm; 70% giống bò thịt…

Đối với dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi, chuyển giao công nghệ sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung, phụ gia, đáp ứng khoảng 20 – 35% nhu cầu; Khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm công – nông nghiệp – thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường.

Về chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi, hướng tới chuyển giao công nghệ sản xuất trang thiết bị chuồng trại đáp ứng 80% nhu cầu đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững.

Đối với chế biến các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, mật ong và các sản phẩm giết mổ, mục tiêu chuyển giao công nghệ đảm bảo 50 – 55% cơ sở chế biến thịt quy mô công nghiệp và 90% cơ sở chế biến trứng quy mô công nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến vào năm 2030, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Đề án cũng nêu ra 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể bao gồm: Nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường năng lực nghiên cứu cho một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm công nghệ cao lĩnh vực chăn nuôi theo hướng chuyên sâu, hiện đại, đồng bộ ngang tầm trình độ trong khu vực và quốc tế; Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực bằng công nghệ cao để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất giống vật nuôi trong nước; Nghiên cứu công nghệ sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công – nông nghiệp và thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường; Nghiên cứu công nghệ chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững; Nghiên cứu công nghệ chế biến, bảo quản các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, mật ong và các sản phẩm giết mổ đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ NN&PTNT xem xét lựa chọn doanh nghiệp chăn nuôi để hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; Đồng thời chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, bổ sung các chính sách có liên quan để làm nguồn lực triển khai Đề án, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, ưu tiên cho việc xây dựng các chính sách mang tính đặc thù ngành chăn nuôi, đầu tư ứng dụng công nghệ cao để thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.

Minh Khuê


Có thể bạn quan tâm

Biện pháp khắc phục chậm động dục ở bò cái
Biện pháp khắc phục chậm động dục ở bò cái
Biện pháp khắc phục chậm động dục ở bò cái

(Người Chăn Nuôi) - Hỏi: Bò nái đẻ lứa thứ 2, có hiện tượng sau khi đẻ 6 tháng không thấy động dục trở lại. Bò vẫn bình thường, có gầy chút ít. Xin hỏi cách chữa trị như thế nào?

Đổi mới thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi
Đổi mới thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi
Đổi mới thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi

Từ ngày 20/9/2024, một số thủ tục hành chính mới lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT sẽ chính thức có hiệu lực.

3 xu hướng tác động ngành gia cầm tương lai
3 xu hướng tác động ngành gia cầm tương lai
3 xu hướng tác động ngành gia cầm tương lai

(Người Chăn Nuôi) - COVID-19 đã làm ngành gia cầm diễn biến theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, COVID-19, ngành gia cầm có giữ vững vị thế của mặt hàng protein được tiêu dùng nhiều nhất thế giới?