Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Tạo tương lai từ con giống

Cập nhật: 18/10/2019

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET


Ảnh minh họa

(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi là mũi nhọn của ngành nông nghiệp, thế nhưng, đây lại là lĩnh vực phát triển rất chật vật, hiện không ít trang trại chăn nuôi trong nước đang phải vật lộn để tồn tại, phát triển theo kiểu “bỏ thì thương, vương thì tội”. Để thay đổi, các tỉnh đang nỗ lực giải tỏa khúc mắc và chú trọng khâu chọn tạo con giống.

Khúc mắc chi phí

Tại một cuộc hội thảo, ông Nguyễn Chiến Tường, Giám đốc Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai, cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh luôn đe dọa, giá bán thấp, chi phí đầu vào lại quá cao nên mong Nhà nước giải quyết được vấn đề nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi để hạ giá thành, đồng thời xây dựng hàng rào kỹ thuật cho thịt nhập khẩu để bảo vệ người chăn nuôi trong nước.

Trong khi đó, PGS. TS Lã Văn Kính, Viện phó Viện Khoa học xã hội miền Nam, nhận định, để có thể cứu ngành chăn nuôi lợn hiện nay thì phải sử dụng tổng hợp nhiều giải pháp. Đầu tiên là áp dụng các loại giống mới, giống có phẩm chất tốt và khả năng kháng bệnh cao. Tiếp đó là tháo gỡ về giá đối với thức ăn chăn nuôi. Tiếp theo là giải pháp về kỹ thuật. Cuối cùng là kỹ thuật trong chăn nuôi. Đây là khâu then chốt để có thể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề dịch bệnh không được coi nhẹ, nhất là phải nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật chăn nuôi. Đặc biệt, cần giải quyết bài toán liên kết trong chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn…

Cùng đó, tháo gỡ những vướng mắc về thức ăn chăn nuôi. Vì theo một số chủ trang trại, hiện nay thức ăn chiếm khoảng 70% giá sản xuất thịt lợn, trong khi nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập khẩu nên rất khó hạ giá thành. Để giải bài toán này, có lẽ đã đến lúc quy hoạch các vùng nguyên liệu lớn ngay trong nước để chủ động trong sản xuất. Ngoài ra, chính sách bình ổn giá nên đưa trực tiếp về cho người chăn nuôi.

Một vấn đề nữa là nguồn vốn cho các chủ trang trại. Điều này không chỉ giúp họ duy trì đàn vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần hạn chế tình trạng nhập khẩu thịt ồ ạt. Đây là những đòi hỏi thiết yếu của các ngành chăn nuôi nước ta hiện nay, họ rất cần một cuộc “đại phẫu” để có những thay đổi, hoặc bổ sung mang tầm vĩ mô về các chính sách khuyến khích chăn phát triển chăn nuôi.

Đầu tư cho giống

Đầu tư cho con giống, hay cụ thể là cải tạo giống cho năng suất, chất lượng cao đang là vấn đề mà các địa phương và chủ trang trại quan tâm. Bởi theo so sánh với các nước có ngành chăn nuôi phát triển, năng suất vật nuôi của Việt Nam còn kém xa. Đây cũng là trở ngại để ngành này vươn lên tầm cao mới. Do vậy, “thay máu” trong chăn nuôi là yếu tố được quan tâm hơn cả.

Tại TP Hồ Chí Minh, trong quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020, định hướng năm 2025, thành phố đã có chủ trương: Tổ chức hệ thống tháp giống, chuẩn hóa hệ thống sản xuất và quản lý giống heo. Nhập, giữ thuần và nhân thuần các nhóm giống heo (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietsrain, Hampshire). Bình tuyển và chọn dòng bò sữa có năng suất tốt, thích nghi với điều kiện nóng ẩm của thành phố, phát triển giống bò thịt chất lượng cao. Mở rộng chăn nuôi bò thịt từ giống bò chuyên thịt và đàn bê đực giống sữa, cung cấp nguồn thịt bò cho thành phố.

Cùng đó, cơ quan quản lý nhà nước về giống giúp kiểm định, đánh giá con giống bằng phương pháp tiên tiến, hướng dẫn ghép đôi giao phối. Hình thành trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu đánh giá di truyền giống heo, bò sữa.

Xây dựng các trại giống chất lượng tốt, quy mô lớn; tổ chức đồng bộ và hiệu quả hệ thống sản xuất - cung ứng giống để chuyển giao giống mới đến nông dân nhanh chóng, kịp thời với giá cả hợp lý. Đầu tư xây dựng trang thiết bị phòng thí nghiệm chuyên sâu về sinh học phân tử. Ứng dụng công nghệ chuyển cấy phôi để chọn lọc và lưu giữ các con giống gia súc cao sản…

Còn với Đồng Nai, vừa qua, tỉnh này đã phê duyệt kế hoạch phát triển chăn nuôi trong thời gian tới. Đối với giống, triển khai hiệu quả nội dung Quyết định số 3590/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án “Quản lý, phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”; Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ, nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ nhằm cung cấp con giống chất lượng tốt, giá thành phù hợp cho người chăn nuôi. Cùng đó, thông qua các doanh nghiệp, nhập khẩu các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt và lai tạo nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi trên địa bàn; thực hiện tốt công tác quản lý giống vật nuôi theo quy định.

Mặt khác, nhập khẩu các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, đồng thời quản lý và khai thác nguồn giống có hiệu quả. Tuyển chọn giống vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt. Giám định, bình tuyển đực giống và quản lý chất lượng con giống theo quy định.

Với các bước chuẩn bị từ “gốc” như hiện nay, ngành chăn nuôi chắc chắn sẽ có những bước đột phá để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm thịt ngoại nhập.

Linh Anh


Có thể bạn quan tâm

Cá tầm Trà Cổ
Cá tầm Trà Cổ
Cá tầm Trà Cổ

Cập nhật lúc 19:52, Thứ Hai, 28/10/2013 (GMT+7) Nhắc đến loại cá đặc sản nước lạnh này, nhiều người sẽ hình dung ra cá nhập khẩu, nếu không cũng chỉ ở những vùng như Sapa (tỉnh Lào Cai) hay Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) - những nơi có nguồn nước lạnh...

Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò
Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò
Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò

(Người Chăn Nuôi) - Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có tính chất lây lan nhanh và mạnh, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.

Kỹ thuật vỗ béo bò thịt
Kỹ thuật vỗ béo bò thịt
Kỹ thuật vỗ béo bò thịt

(Người Chăn Nuôi) - Vỗ béo bò là cung cấp các điều kiện tối ưu về nuôi dưỡng, chăm sóc để khi giết thịt cho khối lượng, chất lượng thịt cao, đáp ứng được yêu cầu thị trường, tăng hiệu quả kinh tế.