Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò

Cập nhật: 15/02/2020

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET


Ảnh minh họa

(Người Chăn Nuôi) - Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có tính chất lây lan nhanh và mạnh, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.
Triệu chứng

Vật nuôi mệt mỏi, ủ rũ, lông dựng, mũi khô, da nóng, sốt cao 40 - 420C kéo dài, kém ăn hoặc bỏ ăn, chảy nhiều nước dãi. Xuất hiện mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, chân và những vùng da mỏng. Sau đó các mụn nước này vỡ ra tạo thành các vết loét đỏ, nếu không bị nhiễm tạp khuẩn, những vết loét này sẽ thành sẹo sau 2 - 3 ngày. Còn trong điều kiện vệ sinh kém, vết loét có thể bị nhiễm trùng sinh mủ tạo những ổ loét sâu, nếu ở móng chân có thể gây rụng móng, vật nuôi đi lại khó khăn. Giai đoạn đầu của bệnh vật nuôi đứng hay nhấc chân lên rồi đổi chân do bị đau, khi bị nặng thì vật nuôi không đứng được và thường nằm.

Phòng bệnh

Ở các nước phát triển, để khống chế nếu bệnh xảy ra thì tốt nhất là giết toàn đàn và tiêu hủy. Do đặc điểm của bệnh, nếu giữ vệ sinh tốt không để nhiễm trùng kế phát thì bệnh sẽ tự khỏi. Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vaccine lở mồm long móng định kỳ 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 10. Định kỳ dùng Glutaraldehyde, Benzalkonium chloride để vệ sinh chuồng trại, môi trường xung quanh khu vực có gia súc bị bệnh. Không chăn thả trên đồng cỏ khi trong vùng đã có gia súc mắc bệnh lở mồm long móng. Chuồng nuôi heo nên làm xa chuồng trâu, bò để tránh lây lan bệnh. Nên nhốt vật nuôi ở chuồng sạch và khô ráo, có tấm lót để vật nuôi không bị đau chân. Cho ăn thức ăn mềm để dễ nhai và dễ tiêu hóa. Ở những vùng khí hậu lạnh cần giữ ấm cho vật nuôi.

Áp dụng tốt biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh phòng bệnh. Vì sau khi lành bệnh, vật nuôi vẫn còn bài thải virus một thời gian khá dài. Do đó, nên sát trùng chuồng trại 2 ngày 1 lần để tiêu diệt mầm bệnh và hạn chế lây lan.

Điều trị

Bệnh lở mồm long móng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách điều trị là khắc phục triệu chứng, chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các thuốc sát trùng để rửa và bôi vào các mụn loét. Rửa sạch sát trùng bằng thuốc sát trùng như Formlol 1%, phèn chua 3%, hoặc thân lá cây chua trong thời gian khoảng 10 phút, sau đó dùng thuốc Penicilin, bôi từ 3 - 5 ngày. Bổ sung thêm vitamin để vật nuôi khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

TS. Phùng Thế Hải - Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm nuôi dê sinh sản
Kinh nghiệm nuôi dê sinh sản
Kinh nghiệm nuôi dê sinh sản

(Người Chăn Nuôi) - Dê là gia súc nhai lại có khả năng đề kháng cao, tốc độ tăng đàn nhanh. Nghề nuôi dê sinh sản đã và đang mang lại thu nhập ổn định giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Thu nhập "khủng" nhờ... nuôi bò
Thu nhập "khủng" nhờ... nuôi bò
Thu nhập "khủng" nhờ... nuôi bò

Với quyết tâm đổi đời cùng với sự cần cù, sáng tạo, nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu trên chính quê hương của mình.

Chăn nuôi bò lai: Tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả
Chăn nuôi bò lai: Tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả
Chăn nuôi bò lai: Tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả

Để phát triển chăn nuôi bò thịt, làm cơ sở định hướng xây dựng thương hiệu thịt bò Quảng Ngãi, Trường Đại học Nông lâm (Đại học Huế) đã chủ trì thực hiện đề tài...