Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Nuôi chim cút thương phẩm làm giàu

Cập nhật: 12/10/2024, 13:11:26

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Nuôi chim cút thương phẩm làm giàu
Cán bộ thị trấn Bắc Lý và tổ dân phố Tân Hợp thăm mô hình nuôi chim cút của ông Dương Văn Dậu (ngoài cùng bên phải).

Với một số ưu điểm như: Ít bị bệnh, nhanh thu hồi vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ rộng, mô hình nuôi chim cút thương phẩm đã giúp nhiều hộ dân ở tổ dân phố Tân Hợp, thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) làm giàu ngay tại quê hương.

Ông Dương Văn Dậu (SN 1960) ở tổ dân phố Tân Hợp là một trong những hộ đầu tiên nuôi chim cút thương phẩm ở thị trấn Bắc Lý. Ông chia sẻ, cách đây gần 20 năm, các con còn nhỏ, kinh tế khó khăn nên ông luôn đau đáu tìm hướng phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình. Qua theo dõi trên ti vi, thấy mô hình nuôi chim cút đẻ trứng đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông đã mày mò tìm hiểu về cách thức xây dựng chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc. Từ những chuồng nhỏ, đơn sơ đến nay ông đã đầu tư khu chăn nuôi quy mô hàng nghìn con. Hiện gia đình ông có 10 nghìn con chim cút chuyên đẻ trứng; mỗi ngày cung cấp cho thị trường từ 6 – 7 nghìn quả trứng (trứng thường và trứng lộn). Ngoài ra ông còn đầu tư lò ấp để bán con giống cho các hộ sản xuất ở trong vùng và các địa phương lân cận. Trứng chim cút được thị trường rất ưa chuộng, thương lái ở nhiều nơi đặt hàng và về tận nơi thu mua.

Ông Dậu cho biết: “Chuồng trại để nuôi chim cút không tốn diện tích như các loại gia cầm khác. Một chuồng được thiết kế làm 6 tầng, trung bình 60 chuồng cút/360 m2, trong đó một chuồng có thể nuôi được khoảng 180 con. Chim nuôi được khoảng 50 ngày bắt đầu đẻ đều, tỷ lệ đẻ trứng đạt 85% trở lên. Cứ thế nuôi đến khi chim được 6-8 tháng tuổi, không còn khả năng sinh sản nữa là xuất bán chim thịt với giá bán bình quân 14 nghìn đồng/con”. Hiện từ nuôi chim cút đẻ trứng, mỗi năm gia đình ông Dậu thu lãi khoảng 200 triệu đồng.

Cách ông Dậu vài nhà là hộ các ông: Lê Quang Hiền, Trịnh Xuân Văn cũng nuôi chim cút quy mô hàng chục nghìn con. Theo ông Trịnh Xuân Văn, để chim sinh sản tốt cần chọn con giống khỏe, không bị dị tật. Trong khi nuôi phải cung cấp thức ăn đầy đủ và tiêm vắc-xin định kỳ. Đặc biệt, chuồng trại cần đủ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè và bảo đảm vệ sinh.

Ông Dương Văn Trung, tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Tổ dân phố có 220 hộ, chủ yếu làm nghề nông và chăn nuôi. Trong đó có 10 hộ nuôi chim cút quy mô lớn, hàng chục nghìn con/hộ với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Kinh tế phát triển, các hộ tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua ở địa phương; hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với bà con trong khu dân cư. Qua đó góp phần phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững”.

Bài, ảnh: Khôi Nguyên


Có thể bạn quan tâm

Sợi sinh học, giải pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi mới
Sợi sinh học, giải pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi mới
Sợi sinh học, giải pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi mới

(Người Chăn Nuôi) - Đại học Khoa học đời sống Na Uy đang áp dụng phương pháp mới sợi sinh học để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) bằng vi khuẩn.

Nông dân Đắk Wer làm giàu từ kinh tế trang trại
Nông dân Đắk Wer làm giàu từ kinh tế trang trại
Nông dân Đắk Wer làm giàu từ kinh tế trang trại

Những năm gần đây, việc phát triển kinh tế theo hình thức trang trại được nhiều hộ dân ở xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) lựa chọn và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa
Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa
Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa

Tham quan mô hình chăn nuôi bò sữa của gia đình ông Dương Văn Hùng ở xã Phượng Cách (Quốc Oai), chắc hẳn nhiều người ngỡ ngàng. Khởi nghiệp với 2 con bò, sau vài năm gắn bó với nghề, gia đình ông đã có thu nhập tiền tỷ mỗi...