Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Ngành gia cầm Đông Âu: Tụt lùi vì khủng hoảng lao động

Cập nhật: 07/05/2022, 15:26:32

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Ngành gia cầm Đông Âu: Tụt lùi vì khủng hoảng lao động
Ngành gia cầm Đông Âu cần tìm kiếm các giải pháp để thu hút người lao động

(Người Chăn Nuôi) - Ngành gia cầm tại Đông Âu đang đối mặt khủng hoảng lao động nghiêm trọng, gây ra bởi cơn sốt tuyển dụng sau đại dịch cùng các vấn đề về nhân khẩu học. Thiếu lao động kéo theo nguy cơ chậm tăng trưởng và giảm sức cạnh tranh của các hãng gia cầm lớn nhất châu Âu.

Thiếu lao động
Ngành gia cầm của Nga đang thiếu 6.000 lao động, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Nga cuối năm 2020 dựa trên những số liệu do Hội Chăn nuôi Gia cầm Nga cung cấp. Trong một cuộc họp mới đây, Bộ Nông nghiệp Nga xác nhận tình trạng thiếu hụt lao động đáng lo ngại trong các cơ sở sản xuất của những công ty quy mô lớn, theo Cherkizovo và GAP Resource. Đại diện của GAP Resource cho biết, vấn đề bắt nguồn từ tình trạng người dân Nga có xu hướng rời bỏ các vùng ngoại ô, nơi tập trung nhiều trại nuôi gia cầm quy mô công nghiệp để chuyển đến các khu đô thị lớn. Cherkizovo chia sẻ thêm sự bùng nổ của ngành công nghiệp thương mại điện tử đã thu hút một số công nhân bỏ việc ở các trại nuôi gia cầm bởi họ bị hạn chế đi lại do COVID-19. Tình hình khủng hoảng nguồn lao động hiện nay có thể khiến một số sản phẩm gia cầm vốn sẵn có trước đây sẽ dần khan hiếm tại siêu thị thực phẩm, thậm chí tệ hơn là nguồn cung sụt giảm mạnh, GAP Resource cảnh báo.

Sergey Lakhtyukhov, Tổng Giám đốc Hiệp hội người chăn nuôi gia cầm tại Nga cho biết, khủng hoảng lao động trong ngành gia cầm đã đạt đỉnh điểm vào cuối mùa hè năm 2021. Hiện, tình trạng thiếu hụt lao động đặc biệt nghiệm trọng tại các lò mổ và nhà máy chế biến, còn các trại nuôi cũng bị ảnh hưởng nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Cạnh tranh
Phân khúc thương mại điện tử mở rộng với mức lương cao hơn đã thu hút công nhân ngành gia cầm, theo Lakhtykhov. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Nga mà nhiều quốc gia khác trong đó có Ba Lan - nước xuất khẩu gia cầm lớn nhất châu Âu.

Krzysztof Hajlasz, chuyên gia tại Trung tâm xuất khẩu Ba Lan nói rằng, ngoài hạn chế đi lại, kiểm dịch và các quy định giãn cách, thì chi phí lao động đã tăng vọt do lạm phát chung. Điều này tác động mạnh nhất đến tầng lớp công nhân tại nhà máy và thúc đẩy họ tìm kiếm việc lương cao hơn. Các công ty nhỏ hơn thường tận dụng lao động gia đình nên ít bị tác động bởi làn sóng nhảy việc. Trái lại, những lò giết mổ và nhà máy sản xuất quy mô lớn lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì phần lớn công nhân tại đây đều là lao động di cư từ Ukraine.

Những yêu cầu về giãn cách và kiểm dịch để ngăn COVID-19 cũng làm tăng chi phí và sự cạnh tranh trên thị trường lao động. Anatoly Nasenya, một thành viên của Quốc hội Belarus cho biết, quốc gia này thiếu hụt 74.000 người lao động vào năm 2021.

Tương lai bất ổn
Galina Bobyleva, Chủ tịch Liên đoàn sản xuất gia cầm Nga cho biết, trang trại nuôi gia cầm cần phải tìm giải pháp thu hút người lao động, tăng lương cũng là một cách rất hữu hiệu. Mức lương trung bình tại một trang trại gia cầm Nga khoảng 700 USD/tháng nếu so với mức 1.200 USD/tháng trong ngành vận chuyển thực phẩm, thì vẫn thấy sự chênh lệch quá lớn. Nếu thu hẹp khoảng chênh lệch này, ngành gia cầm sẽ thu hút được nhiều lao động hơn.

Tháng 9/2020, Bộ Nông nghiệp Nga sửa đổi Luật lao động về tăng lương cho công nhân. Cùng đó, Bộ Lao động Nga cũng đã tuyên bố các kế hoạch thu hút nhiều lao động nhập cư hơn cho ngành nông nghiệp. Ước tính năm 2022, tỷ lệ lao động nhập cư trong ngành gia cầm Nga đạt gần 50%. Trước COVID-19, Nga có 12 triệu lao động nhập cư, chủ yếu từ Trung Á gồm Tajikistan, Turkemenista, Kyrgyzstan và Uzbekistan. Trong những đợt phong tỏa COVID-19 đầu tiên vào tháng 5/2020, phần lớn những lao động này đã về nước.

Thiếu hụt lao động bắt nguồn từ COVID-19, nhưng có nguy cơ kéo dài hơn sau chiến sự giữa Nga và Ukraine. Điều này có nghĩa người nuôi gia cầm sẽ phải sẵn sàng chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những tình huống xấu hơn trong năm nay và những năm tiếp theo. Hãng sản xuất trứng gia cầm lớn nhất Ukraine Avangard cho hay, chiến tranh bùng nổ khiến nhiều trang trại trứng gia cầm của Công ty này phải đóng cửa, thậm chí bị phá hủy trong khi số ít trang trại đang chết dần vì không có nguồn cung thức ăn chăn nuôi. Tính đến nay, Công ty này đã bị thiệt hại khoảng 51 triệu USD.

Nhiều chuyên gia cho rằng, thực trạng thiếu hụt lao động trong ngành gia cầm của Nga và châu Âu ít nhiều liên quan đến nhân khẩu học. Viện Khoa học Nga dự báo, dân số ở độ tuổi lao động tại Nga sẽ giảm xuống mức 7 triệu người vào năm 2030.

Vũ Đức
(Theo WorldPoultry)


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi vịt thịt công nghiệp
Kỹ thuật nuôi vịt thịt công nghiệp
Kỹ thuật nuôi vịt thịt công nghiệp

(Người Chăn Nuôi) - Nuôi vịt thịt công nghiệp là phương thức chăn nuôi hiện đại, nuôi được quanh năm và có thể sản xuất quy mô lớn, tạo sản phẩm chất lượng cao.

Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ đổi mới cách nuôi heo
Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ đổi mới cách nuôi heo
Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ đổi mới cách nuôi heo

Thứ Sáu, 28/03/2014 - 09:01 Là chủ trang trại nuôi heo lớn ở Biên Hòa, nhưng công việc chiếm nhiều thời gian của ông Nguyễn Trí Công lại là ngồi trước máy tính pha chế thức ăn.

Thành triệu phú nhờ chăn nuôi giỏi
Thành triệu phú nhờ chăn nuôi giỏi
Thành triệu phú nhờ chăn nuôi giỏi

(Dân Việt) - Là người có ý chí vượt khó, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, anh Lê Thế Tĩnh (30 tuổi), ở thôn 3, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi.