Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Thái Lan: Nỗ lực tự chủ ngành công nghiệp thịt bò

Cập nhật: 13/07/2024, 06:10:40

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Thái Lan: Nỗ lực tự chủ ngành công nghiệp thịt bò

(Người Chăn Nuôi) – Trước sự cạnh tranh gay gắt từ các “ông lớn” ngành thịt bò thế giới đang nắm giữ cơ sở sản xuất giống và chế biến vượt trội, Thái Lan nỗ lực phát triển ngành chăn nuôi bò thịt với tham vọng xây dựng đế chế vững mạnh tại thị trường nội địa và quốc tế.

Cuộc đối đầu với thịt bò “ngoại”
Các chuyên gia trong ngành thịt bò Thái Lan đang kêu gọi chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi để cải tổ toàn bộ chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo Agribiz, tiêu thụ thịt bò của Thái Lan trong giai đoạn 2019 – 2023 tăng 10,99%, ước đạt 291.000 tấn vào năm 2023 khi nền kinh tế của nước này phục hồi.

Ngoài sản xuất trong nước, khối lượng và giá trị nhập khẩu thịt bò của Thái Lan tăng trưởng lần lượt 17,33% và 29,59% hàng năm từ năm 2019 đến 2023. Tính riêng năm 2023, khối lượng thịt bò nhập khẩu đạt 49.253 tấn, tăng 11,68% so với cùng kỳ, chủ yếu từ Australia, Nhật Bản và Newzealand. Người tiêu dùng Thái Lan thích thịt bò cao cấp, mềm và có vân mỡ. Họ cũng ưa chuộng thịt bò Wagyu Nhật Bản, Angus của Australia và New Zealand do tin tưởng chất lượng và tiêu chuẩn sản xuất thịt bò của những quốc gia này.

Thái Lan có 1,4 triệu nông dân chăn nuôi bò thịt, tập trung ở vùng Đông Bắc. Ngành nông nghiệp địa phương đang nỗ lực nâng cao chất lượng thịt bò nội địa, kích thích chăn nuôi trong nước phát triển nhằm mục tiêu đưa tổng sản lượng thịt bò của cả nước vượt mức hiện 9,57 triệu con. Đáng chú ý, các giống bò Thái như Khun Phon Yang Kam của tỉnh Sakon Nakhon, Ratchaburi Wagyu và thịt bò Thái chất lượng cao đã được phục vụ các nhà lãnh đạo thế giới trong Hội nghị thượng định APEC 2022. Ngoài ra, Thái Lan đã phát triển các giống bò thịt chất lượng cao như Lam Takhong lai giữa giống bò bản địa, Wagyu, và Angus. Giống bò mới Lam Takhong ra đời thuận theo sở thích ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với thịt bò nội địa cao cấp nhằm giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Cải thiện năng lực chế biến
Ngoài phát triển giống bò mới, Thái Lan còn cải thiện 2 mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng gồm chế biến và phân phối thành phẩm. Adul Kamlaithong, Giám đốc điều hành lò mổ D&Z Chumphon, bày tỏ lo ngại về việc thiếu lò mổ và cơ sở chế biến. “Nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, có mùi khó chịu, khiến người tiêu dùng nghi ngờ chất lượng”, ông nói. Tuy nhiên, Adul tự tin thịt bò Thái có khả năng cạnh tranh với thịt bò nhập khẩu nếu quản lý trang trại tốt và tăng cường đầu tư vào công nghệ chế biến.

Theo Adul, những lò mổ và nhà máy chế biến thịt bò đạt tiêu chuẩn Halal và GMP là những nhân tố quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp thịt bò của Thái Lan phát triển”. Khi nhận thức được điều này, ông Adul đã cải tạo lò mổ hiện tại và nâng công suất giết mổ lên 200 con/ngày. Ông cũng ký hợp đồng với 100 trại nuôi gia công với tổng quy mô 5.000 – 6.000 con ở các tỉnh Chumphon, Petchaburi, và Prachuap Khiri Khan, để cung cấp thêm nguyên liệu cho công ty.

“Mặc dù mỗi trang trại chỉ sử dụng công thức thức ăn duy nhất, chúng tôi vẫn giám sát và thu thập dữ liệu, duy trì cơ sở dữ liệu toàn diện. Chúng tôi cung cấp phản hồi cho nông dân về chất lượng thịt, tư vấn cách thức xây dựng công thức thức ăn để nâng cao chất lượng thịt bò”, Adul cho biết. Tất cả các trang trại phải tuân thủ Quản lý chăn nuôi tốt (GFM) và Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), và nộp dữ liệu cần thiết để chứng minh gia súc không chứa các chất tạo nạc. Cơ sở chế biến được trang bị máy móc tự động của Bỉ, phòng ủ khô có sức chứa 400 miếng thịt xẻ và 30 – 40 tấn thịt đông lạnh.

Adul cho biết thêm, gia súc được nghỉ ngơi tại lò mổ 24 giờ trước khi xử lý theo tiêu chuẩn Halal. Gần đây, cơ sở chế biến thịt bò của Adul cũng nhận được hướng dẫn từ nhà chức trách UAE về tuân thủ quy định giết mổ thịt. Theo đó, Adul điều chỉnh hoạt động của trang trại để đáp ứng tiêu chuẩn này nhằm đón đầu cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Cơ hội thị trường
Khách hàng của Adul hiện là những chuỗi siêu thị lớn như Makro, Lotus, cùng với Thai Airways và các khách sạn, nhà hàng, đồng thời chế biến sản phẩm theo nhu cầu của khách. Cụ thể, công ty của Adul cung cấp thịt bò xẻ ủ khô 14 ngày cho Makro, Lotus, Thai Airways; trong khi khách sạn và nhà hàng cao cấp lại ưa chuộng thịt bò ủ khô 45 ngày.

Không chỉ phục vụ thị trường nội địa, trang trại của Adul đang xúc tiến chiến lược xuất khẩu thịt bò sang thị trường mục tiêu gồm UAE, Ả Rập Saudi, Malaysia, Indonesia và Trung Quốc. Ngoài ra, công ty lên kế hoạch sản xuất và phân phối thịt bò thái lát, thịt bò Angus từ Australia, xúc xích bò vào quý II/2024 và các loại bò ăn liền vào năm tới.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Thái Lan nhấn mạnh tiềm năng của các thị trường xuất khẩu ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, do nhu cầu tăng liên tục. Để khai thác những thị trường tiềm năng này, Bộ Thương mại khuyến nghị nhà sản xuất Thái Lan cần tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng gồm nâng cao tiêu chuẩn hoạt động của lò mổ, thực hiện quy trình tiêm chủng, tăng cường biện pháp kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo truy xuất nguồn gốc toàn diện.

Thái Lan có 1,4 triệu nông dân chăn nuôi bò thịt, tập trung ở vùng Đông Bắc. Ngành nông nghiệp địa phương đang nỗ lực nâng cao chất lượng thịt bò nội địa, kích thích chăn nuôi trong nước phát triển nhằm mục tiêu đưa tổng sản lượng thịt bò của cả nước vượt mức 9,57 triệu con.

Tuấn Minh
(Theo AsianMeat)


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp
Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp
Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp

Năm 2007, gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Xuân Phong, xã Đông Lĩnh (Đông Hưng) là hộ đầu tiên mạnh dạn tham gia vùng chuyển đổi ở địa phương. Sau nhiều năm đầu tư xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, gia đình ông thu lãi hàng...

Nguyễn Ngọc Danh: Làm giàu từ mô hình sản xuất đa con
Nguyễn Ngọc Danh: Làm giàu từ mô hình sản xuất đa con
Nguyễn Ngọc Danh: Làm giàu từ mô hình sản xuất đa con

Ông Nguyễn Ngọc Danh (xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) là một trong những nông dân sản xuất giỏi cấp huyện 3 năm liền. Với 10 công đất áp dụng mô hình sản xuất đa con, mỗi năm ông Danh lãi hơn 200 triệu đồng.

KHUYẾN NÔNG:   Bò - giun - lươn
KHUYẾN NÔNG:   Bò - giun - lươn
KHUYẾN NÔNG: Bò - giun - lươn

NGUYỄN GÁI -Thứ Sáu, 15/11/2013, 10:26 (GMT+7) Nuôi bò nhốt chuồng, lấy phân bò nuôi giun quế, lấy giun quế nuôi lươn, làm thức ăn chăn nuôi. Mô hình khép kín trên cho gia đình anh Vũ Văn Hòa, xóm 12, thôn Thăng Long, xã Bắc Sơn, huyện Hưng...