Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Thanh Hóa: Gìn giữ giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa

Cập nhật: 06/02/2021, 21:06:40

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Thanh Hóa: Gìn giữ giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa
Mô hình nuôi vịt bầu có nguồn gốc bản địa tại xã Thanh Lâm (Như Xuân).

Trước thực trạng nhiều giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh nhưng bị suy thoái, mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất, thời gian qua, các địa phương đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp lưu giữ nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển giống vật nuôi bản địa. Từ đó, góp phần bảo tồn được nguồn gen quý, bảo đảm đa dạng sinh học và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Vịt bầu Thanh Quân (Như Xuân) là giống thủy cầm đặc sản. Đây là giống vịt có tầm vóc trung bình, đầu hình chữ nhật, thân mình dài, cổ ngắn vừa phải, bụng rộng, có sức chống chịu bệnh cao...; trọng lượng khi xuất bán đạt từ 2,2 đến 2,7 kg/con. Chính nhờ những ưu điểm đó, vịt bầu Thanh Quân đã đáp ứng tốt thị hiếu của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương và cao gấp 1,5 lần so với giống vịt khác. Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Xuân: Hiện nay, vịt bầu Thanh Quân đang có nguy cơ mất dần nguồn gen do người dân chăn nuôi theo phương thức lạc hậu, lai tạp giống vịt bản địa với giống vịt ngoại. Bên cạnh đó, sự giao phối cận huyết trong đàn đã làm suy giảm đặc tính vốn có của loài; đồng thời, quy mô chăn nuôi nhỏ, chưa gắn với ấp nở để duy trì và phát triển đàn, đầu ra của sản phẩm chưa ổn định... Hiện nay, số lượng vịt giống trên địa bàn không nhiều, chỉ còn khoảng hơn 1.000 cá thể; các xã còn duy trì được số lượng đàn tương đối là Thanh Xuân, Thanh Phong. Trước thực trạng đó, huyện đã giao nhiệm vụ cho các xã tích cực tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của việc gìn giữ giống vật nuôi bản địa. Bên cạnh đó, tập trung tuyển chọn đàn vịt bầu giống gốc để tiến hành quản lý, nhân giống và sản xuất trứng, cung ứng cho người chăn nuôi. Các hộ dân được tham gia tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh; hướng dẫn về kỹ thuật xây dựng chuồng trại, phù hợp với điều kiện khí hậu cho vật nuôi phát triển; công tác phòng trừ dịch bệnh được quan tâm thực hiện hàng đầu, hướng dẫn vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng các bệnh theo quy trình chăn nuôi... Đồng thời, hỗ trợ người dân, cơ sở chăn nuôi quảng bá sản phẩm đặc sản của địa phương, tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc trưng riêng của huyện Như Xuân.

Theo thống kê, đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2,16 triệu vật nuôi có nguồn gốc bản địa, gồm các loại gà ri, vịt Cổ Lũng, lợn mán, vịt bầu cổ xanh, lợn lòi, dê,... Ông Mai Thế Sang, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, cho biết: Việc phát triển con nuôi bản địa đã và đang là giải pháp hữu hiệu góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi. Để gìn giữ giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động thực hiện các giải pháp thông qua các dự án, đề án khôi phục và phát triển, từ đó có các cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích người dân nhân rộng mô hình. Hiện nay, đã có nhiều giống vật nuôi không chỉ được nhân giống ở 1 địa phương mà còn được phát triển ở nhiều địa phương khác, như: vịt Cổ Lũng, lợn mán, gà đồi... Đồng thời, người dân đã thay đổi tập quán chăn nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng chuồng trại vệ sinh, tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh, chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm... Thời gian tới, để gìn giữ, phát triển bền vững giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa, các địa phương cần chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, định hướng để người dân phát triển đối tượng con nuôi đặc sản. Tích cực xây dựng những chương trình nghiên cứu tổng thể về nguồn gen, mức độ di truyền, nâng cao chất lượng sản phẩm... Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, HTX con nuôi bản địa để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi; liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm... Đồng thời, tập trung phát triển các mô hình chăn nuôi bằng thảo dược để tạo ra các sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Các địa phương cần hướng tới xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm có nguồn gốc bản địa để hỗ trợ và thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho đàn vật nuôi...

Lê Ngọc
Nguồn: Báo Thanh Hóa


Có thể bạn quan tâm

Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm
Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm
Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm

Tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, rất nhiều cử nhân tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam đã về quê... nuôi bò. Họ thu được hàng tỷ đồng mỗi năm.

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi trâu, bò
Kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi trâu, bò
Kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi trâu, bò

(Người Chăn Nuôi) - Trước khi xây dựng chuồng trại cần nghiên cứu kỹ lưỡng các phần chính, thiết kế và bố trí hợp lý các phần phụ cũng như lựa chọn nguyên vật liệu sao cho vừa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật vừa tiết kiệm và nâng cao...

Châu Âu: 5 nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng chăn nuôi
Châu Âu: 5 nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng chăn nuôi
Châu Âu: 5 nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng chăn nuôi

(Người Chăn Nuôi) - Để giải quyết các mối lo ngại sức khỏe cộng đồng và môi trường, ngành nông nghiệp tại châu Âu buộc phải loại bỏ hoặc giảm sử dụng các giải pháp chăn nuôi trước đây. Dưới đây là 5 nguyên tắc hàng đầu mà các hãng...