Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Thanh Hóa: Nuôi gà khép kín với tiêu chí “chất, xanh và sạch”

Cập nhật: 27/03/2021, 13:25:55

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Thanh Hóa: Nuôi gà khép kín với tiêu chí “chất, xanh và sạch”
Giun quế được dùng làm thức ăn cho gà

(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi khép kín đang là mô hình được nhiều địa phương nhân rộng bởi hiệu quả bền vững. Điển hình như mô hình nuôi gà của anh Lương Ngọc Lai, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa).

Năm 2016, Lai mạnh dạn vay vốn 150 triệu đồng để đầu tư nuôi lứa gà đầu tiên với 1.000 con. Do thiếu kinh nghiệm nên gà chết nhiều, đầu ra cho sản phẩm cũng không ổn định nên gần như thất bại. Không chùn bước trước khó khăn, Lai đăng ký tham gia các lớp tập huấn, lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật đồng thời đi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn ở các mô hình khác để nâng cao kỹ thuật chăm sóc vật nuôi. Để ổn định đầu ra, anh Lai liên kết với một số doanh nghiệp về chăn nuôi.

Có kiến thức và ổn định đầu ra, trang trại của Lai nuôi 3 lứa gà mỗi năm, doanh thu mang lại khoảng 200 triệu đồng/năm.

Năm 2020, Lai tham gia cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp do Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức. Những ý tưởng của anh nhận được sự góp ý, tư vấn của các chuyên gia. Được hỗ trợ vay vốn, Lai quyết định mở rộng mô hình trang trại theo hướng khép kín với tiêu chí “chất, xanh và sạch”. Để tận dụng tối đa các phế phẩm chăn nuôi, anh Lai lấy phân gà nuôi giun quế, sau đó lấy giun quế làm thức ăn cho gà và lấy phân giun quế để trồng dưa.

Hiện, trang trại nuôi khoảng 10.000 con gà hoàn toàn theo tiêu chuẩn sạch. Lứa dưa đầu tiên xuất bán vào dịp Tết nguyên đán 2021 đạt năng suất khoảng 2 tấn. Riêng với gà và giun quế, Lai cung cấp giống cho nhiều người có nhu cầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Anh Lai cho biết tổng nguồn vốn đầu tư vào trang trại khoảng 3 tỷ đồng, đến nay đã thu hồi vốn. Nhận thấy mô hình hiệu quả, nhiều người ở các huyện lân cận như Triệu Sơn, Như Thanh, Như Xuân đã đến học tập, Lai sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi.

Hiện trang trại tổng hợp mỗi năm cho doanh thu khoảng 1 tỷ đồng, trừ chi phí, Lai bỏ túi chừng 200 triệu đồng. Từ sự tiên phong của Lai, trên địa bàn xã Luận Thành cũng đã có thêm một số hộ chăn nuôi gà khác. Để liên kết các hộ, Lai đã thành lập hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp, bảo vệ quyền lợi cho các thành viên. Được biết, thời gian tới, anh Lai sẽ đầu tư thêm 3.000 m2 nhà lưới để trồng dưa, trồng các loại rau, củ quả sạch. Không những vậy, anh còn tích tụ thêm đất để nuôi lươn không bùn.

Hải Ðường


Có thể bạn quan tâm

Thêm ca nhiễm H7N9 tại Trung Quốc
Thêm ca nhiễm H7N9 tại Trung Quốc
Thêm ca nhiễm H7N9 tại Trung Quốc

Thứ ba, 12/11/2013 08:37 GMT+7 Một nông dân 64 tuổi tại tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, được xác nhận là ca lây nhiễm H7N9 tiếp theo, nâng tổng số ca nhiễm virus cúm gia cầm tại Trung Quốc trong mùa thu năm nay lên 4.

Bệnh circo virus trên heo và phương pháp phòng trị
Bệnh circo virus trên heo và phương pháp phòng trị
Bệnh circo virus trên heo và phương pháp phòng trị

(Người Chăn Nuôi) - Ngoài bệnh như tai xanh, lở mồm long móng, cúm… gây thiệt hại lớn, ngành chăn nuôi heo còn phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh Circo virus.

Quảng Nam: Nuôi gà siêu trứng, dưới ao thả cá, lãi 12 triệu/tháng
Quảng Nam: Nuôi gà siêu trứng, dưới ao thả cá, lãi 12 triệu/tháng
Quảng Nam: Nuôi gà siêu trứng, dưới ao thả cá, lãi 12 triệu/tháng

Quyết tâm làm giàu tại quê, anh Trần Quang Đức (47 tuổi, ở thôn An Tân, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà siêu đẻ kết hợp với nuôi cá. Với mô hình nuôi gà, nuôi cá này, mỗi năm anh có...