Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Trà Vinh: Hỗ trợ nông dân nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá theo hướng an toàn sinh học

Cập nhật: 16/03/2018

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình “Chăn nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá theo hướng an toàn sinh học” cho các hộ chăn nuôi ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh sau hơn 06 tháng triển khai thực hiện. Qua hội thảo, mô hình được đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.

Mô hình “Chăn nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá theo hướng an toàn sinh học” được thực hiện với quy mô mỗi hộ gia đình được hỗ trợ nuôi 500 con vịt giống bố mẹ chuyên trứng TC (Là giống vịt lai được các nhà khoa học Việt Nam lai tạo giữa mái vịt Cỏ và trống vịt Triết Giang đã được PTNT chính thức công nhận là giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh theo Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01/7/2015 và được Cục Chăn nuôi công nhận là tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 120/QĐ-CN-GSN ngày 14/6/2011, đây là loại vịt được nuôi chủ yếu để lấy trứng và cũng là giống vịt có năng suất trứng cao nhất thế giới hiện nay). Theo đó, các hộ tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ 100% chi phí mua con giống (một ngày tuổi), 30% thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh tập huấn, hướng dẫn áp dụng quy trình an toàn sinh học trong suốt quá trình thực hiện mô hình. Phần đối ứng của hộ bao gồm chi phí 70% thức ăn còn lại, xây dựng chuồng trại, mua dụng cụ, thuốc thú y, vaccine và công chăm sóc, nuôi dưỡng. Đồng thời, các hộ tham gia mô hình cán bộ kỹ thuật Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi vịt với quy cách như sau: chuồng nuôi vịt được xây dựng trên bờ ao hoặc làm sàn trên mặt nước, diện tích tối thiểu 180 m2. Nếu làm sàn, cần lưu ý lỗ sàn phải phù hợp với từng lứa tuổi vịt, sàn cách mặt nước từ 0,4-0,6 m, không có vật sắc, nhọn. Mỗi con vịt cần 4 m2 mặt nước, độ sâu của ao tối thiểu 1,4 m, nước trong ao được thay định kỳ. Cá nuôi gồm: cá phi, cá chép… thả trước khi bắt vịt về nuôi 7-10 ngày; mật độ thả nuôi dưới 10 con/m2 mặt nước tùy theo kích cỡ của cá (nếu thả thưa không cần cung cấp thêm thức ăn cho cá).

Kết quả ghi nhận sau hơn 06 tháng thả nuôi, tỷ lệ hao hụt của vịt là 02% (chủ yếu ở giai đoạn úm); chuyển qua nuôi đẻ đạt trên 87%, trọng lượng trung bình 1,2-1,4 kg/con; tuổi đẻ quả trứng đầu tiên ở 18 tuần tuổi, trọng lượng trứng trên 50gr/quả; tỷ lệ đẻ đạt 50% ở 25 tuần tuổi. Về cá, chưa thu hoạch, nhưng nhìn chung đều đang phát triển tốt… Nhiều hộ nông dân tham gia mô hình cho biết, nuôi vịt kết hợp nuôi cá có ưu điểm là tận dụng phân, thức ăn thừa của vịt làm thức ăn cho cá từ đó giảm chi phí, tăng thu nhập, vì ngoài nguồn thu từ bán vịt, trứng hộ có thêm nguồn thu từ cá. Đồng thời, vịt chuyên trứng TC có sức kháng bệnh cao, tỷ lệ vịt con chết giai đoạn úm thấp hơn một số giống vịt khác hộ đã từng nuôi. Vịt nuôi nhốt nên người nuôi dễ phát hiện, xử lý khi vịt bị bệnh hoặc gặp sự cố. Hộ ước tính, nếu giá bán trứng giữ ở mức 2.000-2.200 đồng/quả, thì sau 18 tháng nuôi hộ sẽ thu về khoảng 60 triệu đồng từ tiền bán trứng. Mô hình được nông dân tham gia hội thảo đánh giá rất cao và mông muốn được ngành nông nghiệp hỗ trợ nhân rộng cho bà con nông dân tỉnh nhà.

Được biết, mô hình “Chăn nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá theo hướng an toàn sinh học” là một trong nhiều mô hình phát triển chăn nuôi thành công mà Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện hiệu quả trong các năm qua. Mô hình “Chăn nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá theo hướng an toàn sinh học” sẽ góp phần chuyển đổi từ chăn nuôi thả lan dễ làm phát tán, lây lan, khó kiểm soát về dịch bệnh sang chăn nuôi tập trung, an toàn có kiểm soát, qua đó, mở ra hướng chăn nuôi mới cho người nông đan tỉnh Trà Vinh trong những năm tiếp theo.

Thanh Tuyển


Có thể bạn quan tâm

Quảng Bình: Nông dân Bố Trạch phát triển nghề nuôi ong lấy mật
Quảng Bình: Nông dân Bố Trạch phát triển nghề nuôi ong lấy mật
Quảng Bình: Nông dân Bố Trạch phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật đã và đang phát triển nhanh chóng, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình).

Hiệu quả nuôi chim cút tập trung
Hiệu quả nuôi chim cút tập trung
Hiệu quả nuôi chim cút tập trung

(Người Chăn Nuôi) - Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi chim cút ở huyện Trảng Bom (Ðồng Nai) đã áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín để đáp ứng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đem lại nguồn thu nhập...

Hà Nam: Nỗ lực duy trì ổn định đàn vật nuôi
Hà Nam: Nỗ lực duy trì ổn định đàn vật nuôi
Hà Nam: Nỗ lực duy trì ổn định đàn vật nuôi

Hiện nay, chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh có xu hướng giảm về số lượng, ước khoảng trên 10% so với năm 2022. Cụ thể, tổng đàn lợn còn trên 300 nghìn con; đàn trâu, bò khoảng 30 nghìn con; đàn gia cầm hơn 7 triệu con...