Dế thích nghi tốt với môi trường sống, nhiệt độ nuôi có thể lên đến 40 - 50 độ C. Vậy nên khu vực chuồng nuôi thường được thiết kế đơn giản bằng khung sắt quây lưới, nilon, đảm bảo không gian thoáng mát, tránh mưa nắng và các tác động trực tiếp.
Lạ mà quen, độc đáo mà hiệu quả. Chỉ cần một không gian nhỏ, ít vốn đầu tư; nhiều nông dân Phú Thọ đã thành công khi biến thú vui nuôi dế – loài côn trùng dân dã, thân thuộc tại các vùng quê trở thành mô hình nông nghiệp tiềm năng cho thu nhập ổn định để vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Dế – nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thị trường tiêu thụ rộng, chi phí đầu tư không cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, phù hợp với tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông thôn.
Để tạo điều kiện cho dế đẻ trứng nhiều trong mùa sinh sản, người ta thường nuôi dế đực và dế cái chung chuồng; sử dụng những khay mùn cưa ẩm để dế làm tổ khi đẻ trứng. Quá trình trứng nở kéo dài từ 7 đến 14 ngày.
Độ ẩm đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi dế. Vậy nên việc phun nước hằng ngày trong các chuồng nuôi luôn được đảm bảo để quá trình sinh trưởng, lột xác của dế qua từng gian đoạn diễn ra thuận lợi.
Dế thường được nuôi trong các khay đựng trứng. Loại khay này vừa giữ ấm, duy trì độ ẩm tốt, giá thành rẻ. Sau khi sử dụng, khay nuôi sẽ được tái chế hoặc kết hợp với rác thải và thức ăn thừa của dế dùng làm phân bón.
Dế là loài côn trùng không kén thức ăn, có thể tận dụng các loài thực vật trong nông nghiệp. Tuy nhiên thức ăn cần đảm bảo sạch sẽ, không ôi thiu, ẩm mốc, tránh gây bệnh.
Đối với dế làm thức ăn trong chăn nuôi chỉ cần nuôi từ 28 đến 30 ngày là xuất bán. Riêng dế thương phẩm mất khoảng 40 ngày để thu hoạch. Tùy theo ngày tuổi, giá bán của dế trên thị trường dao động từ 100.000- 200.000 đồng/kg.
Gia đình chị Nguyễn Thị Ninh (người áo trắng) tại khu 5, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh hiện có 9 chuồng nuôi dế; dự kiến mỗi chuồng nuôi cho sản lượng từ 15 đến 20 kg dế thành phẩm.
Dế là món ăn dân dã khoái khẩu, lạ miệng được thực khách ưa chuộng. Dế có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn như: Dế rang, dế chiên bơ, dế chiên nước mắm, dế xào sả ớt…
Bích Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Nuôi vịt trên cạn dễ chăm sóc, hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt người dân có thể chủ động khu vực nuôi sao cho thuận tiện trong quản lý.
Bụi đá cẩm thạch là nguyên liệu miễn phí ở những khu vực khai thác đá, do đó, đây là sản phẩm có tiềm năng thay thế cho đá vôi như một nguồn canxi trong khẩu phần ăn của gà đẻ.
Là loài thủy cầm nhưng vịt rất mẫn cảm với môi trường nước bị ô nhiễm và chất thải chăn nuôi.
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET