Nhằm hướng tới sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, những năm gần đây huyện Sơn Dương đang khuyến khích, hỗ trợ người chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Hoàng Mạnh Đạt, Trạm trưởng Trạm chăn nuôi, Thú y huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) cho biết, hiện nay trên địa bàn Sơn Dương có tổng đàn lợn khoảng 160.000 con, trong đó có 192 trang trại chăn nuôi, đa số là trang trại chăn nuôi lợn. Hầu hết các trang trại đã thực hiện mô hình chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, từ việc chuẩn bị con giống đến chuồng trại, xử lý chất thải và phòng bệnh.
Anh Nguyễn Ngọc Sáng (đứng) đang chăm sóc đàn lợn con mới sinh.
Hiện nay, huyện Sơn Dương đang hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và đã có 2 cơ sở chăn nuôi lợn đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Trang trại chăn nuôi của hộ gia đình anh Nguyễn Ngọc Sáng, thôn Thượng Bản, xã Quyết Thắng (Sơn Dương) được xây dựng năm 2016 với diện tích 10.000 m2 gồm 5 dãy chuồng nuôi theo công nghệ chuồng kín với tổng đàn lợn hơn 2.000 con đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Anh Sáng cho biết, nuôi lợn theo đúng tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi rất khắt khe từ địa điểm; bố trí khu chăn nuôi; chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi; giống và quản lý; vệ sinh, quản lý thức ăn chăn nuôi… Đặc biệt, tất cả mọi hoạt động tác động lên con lợn từ việc chăn cám gì, tiêm phòng thuốc gì, lịch vệ sinh và ngày, tháng sinh nở của lợn nái… đều phải ghi nhật ký chăn nuôi để theo dõi.
Anh Sáng cho biết thêm, nhờ nuôi theo công nghệ chuồng kín nên có thể điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi, đàn vật nuôi tránh được tác động của môi trường bên ngoài, được cách ly phòng bệnh nên hiệu quả mang lại hơn hẳn cách nuôi thông thường, lợn nái trung bình đẻ 12 con trên lứa. Hiện nay, tại 5 khu chuồng trại của gia đình anh đang nuôi trên 2.000 con lợn, trong đó có 180 lợn nái và hơn 1.800 lợn thịt. Bình quân mỗi tháng gia đình anh xuất hơn 40 tấn lợn thịt, thu về khoảng hơn 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí còn thu lãi 400 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Văn Sung, thôn Rộc, xã Hợp Thành chia sẻ, với tổng đàn lợn 3.500 con, đã từ lâu ông áp dụng quy trình chăn nuôi theo an toàn sinh học. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hướng đến sản phẩm sạch, an toàn ông đã đăng ký chăn nuôi theo quy trình VietGAP và được công nhận chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông được tập huấn quy trình, kỹ thuật chăn nuôi; thực hiện nghiêm túc lịch tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng chuồng trại, nên đàn vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, ít bị dịch bệnh.
Hiện Trạm chăn nuôi, Thú y Sơn Dương đang tiếp tục hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo ra được nguồn thực phẩm sạch, nâng cao thu nhập cho bà con.
Bài, ảnh: Lại Cao Huy / Báo Tuyên Quang
Có thể bạn quan tâm
13/11/2014, 10:15 (GMT+7) Nhiều gia đình ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã sử dụng diện tích đất đồi để nuôi lợn rừng để phát triển kinh tế, đưa ra thị trường sản phẩm thịt ngon và sạch.
(Người Chăn Nuôi) - Heo con bị khập khiễng, heo sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Heo thể hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què, mù, điếc.
Học xong THPT năm 1998, nhà nghèo không có tiền học tiếp, đoàn viên Bùi Văn Long - 27 tuổi thôn Thành Phú (Định Tường, Yên Định, Thanh Hóa) đành gác lại ước mơ vào đại học, quyết tâm làm kinh tế trang trại ngay trên quê hương mình.
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET