Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Vì sao CIA quan tâm dịch viêm màng não ở Trung Quốc

Cập nhật: 12/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 Năm 1972 Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cho lưu hành hồ sơ mật có tên  Intelligence Implications of Disease (Tạm dịch: Sự can gián của CIA đến dịch bệnh). Tài liệu nói về đại dịch viêm màng não diễn ra tại Trung Quốc trong thời gian Cách mạng Văn hóa (1966-1967), nó giúp Văn phòng Phân ban Tình báo khoa học (OSI) của CIA phát minh ra phương pháp dự báo nguy cơ bùng phát dịch hay còn gọi là Dự án Project IMPACT.

1. Dịch viêm màng não diễn ra đúng vào thời kỳ Cách mạng văn hóa

Mới đây, hồ sơ nói trên được công bố theo Đạo luật Tự do thông tin (FOIA). Theo đó, vào tháng 12/1966 dân số Trung Quốc đã "vơi dần" bởi dịch viêm màng não. Đại dịch diễn ra khi Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc bước vào giai đoạn đỉnh điểm, tạo ra môi trường thuận lợi giúp dịch bệnh hoành hành, với tốc độ "xưa nay chưa từng thấy".

Khuẩn Streptococcus pneumoniae và Neisseria thủ phạm gây bệnh viêm màng não
Khuẩn Streptococcus pneumoniae và Neisseria thủ phạm gây bệnh viêm màng não

Tại thành phố Quảng Châu, dịch bệnh phát triển nhanh, trong khi đó chính quyền địa phương lại không có bất kỳ một phương pháp phòng chống nào. Rất nhiều người mắc bệnh và tử vong mà không được cứu chữa. Thậm chí người ta cũng không hề có các số liệu cụ thể liên quan đến dịch bệnh mà chỉ gọi chung là "nhiều người mắc bệnh" hay "nhiều người bị tử vong". Rất nhiều trường học phải đóng cửa, nhưng chính phủ cũng không đưa ra bất kỳ một khuyến cáo phòng bệnh nào cho dân chúng.

Do dịch bệnh phát triển, lực lượng Hồng vệ binh (Phong trào thanh niên của dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông) đã nhanh chóng chiếm được bệnh xá, bệnh viện để điều trị cho binh sĩ. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy, cơ sở hạ tầng đã bị tàn phá. Một trong những yếu tố làm cho dịch viêm màng não lan truyền nhanh chính là việc chính phủ bó tay, bất lực, làn sóng di dân, du lịch tự tăng nhanh nên khuẩn gây bệnh lại càng có dịp phát tán mạnh.

2. Sự ra đời của Dự án Project IMPACT

Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ vì sao phân ban tình báo khoa học OSI của CIA lại can gián vào sự kiện nói trên. Theo hồ sơ, thì ngay sau khi Hồng vệ binh chiếm được các bệnh viện, CIA đã tiến hành theo dõi các số liệu có liên quan. Theo OSIm dịch viêm màng não có xuất xứ từ vùng phía bắc Quảng Châu, dọc theo tỉnh Quảng  Đông và lan truyền đi các nơi khác.

Trong bối cảnh chính trị rối ren, dịch bệnh phát triển, Trung Quốc không có các biện pháp ngăn chặn nên dịch bệnh phát triển mạnh. Mục đích nghiên cứu của OSI là nhằm ngăn chặn và cảnh báo nguy cơ lây truyền sang các nước láng giềng, nhất là sang Việt Nam, đặc biệt là miền Nam Việt Nam, lúc đó có nhiều quân Mỹ chiếm đóng.

Dịch viêm màng não năm 1966 làm cho trên 100 triệu người mắc bệnh
Dịch viêm màng não năm 1966 làm cho trên 100 triệu người mắc bệnh

Theo OSI, rất nhiều con số trái ngược, có khoảng 2,5 đến 5 triệu người Trung Quốc mắc bệnh. Không tin ở con số này OSI đã liên hệ với văn phòng Nghiên cứu kinh tế (OER) để biết cụ thể, thì có trên một nửa số người trẻ tuổi ở Trung Quốc hồi đó mắc bệnh, khoảng 130 triệu từ 1-4 tuổi và trên 500 triệu dưới 24 tuổi mắc bệnh. Cuối cùng OSI xác nhận đây là con số chính xác, đáng tin cậy và như vậy số người mắc bệnh và rủi ro phơi nhiễm rất lớn. Dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ và người lớn có những đặc điểm tương đồng như sốt, chân tay lạnh, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn ói, phát ban, đau đầu, đau cổ vv...

Một số yếu tố khác làm cho dịch viêm màng não gia tăng, như tình trạng du lịch không kiểm soát. Hệ thống y tế không đủ mạnh để kiểm soát dịch bệnh nên đã làm cho cộng đồng hoảng loạn. Ngoài ra người dân không có kiến thức về bệnh viêm màng não, đặc biệt là nguyên nhân lẫn triệu chứng gây bệnh, không có thuốc dự phòng, kể cả sulfadiazine.

3. Trung Quốc đã từng từ chối sự giúp đỡ của Mỹ

Để bảo vệ nhân viên sứ quán và hạn chế căn bệnh có nguy cơ lan sang các nước khu vực, đặc biệt là sang khu vực Đông Nam Á Mỹ đã đề nghị giúp đỡ Trung Quốc nhưng chính phủ Trung Quốc hồi đó đã từ chối. Và do không có thuốc dự phòng, đặc biệt là sulfadiazine nên Trung Quốc đã sử dụng y học cổ truyền nhưng lại không hiệu quả, bởi bản chất của dược thảo là bồi bổ. Cuối cùng do căn bệnh phát triển mạnh, buộc chính phủ Trung Quốc phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nước Tây Âu và châu Á, xin trợ cấp khẩn thiết sulfadiazine để điều trị cho trên 100 triệu người mắc bệnh.

Năm 1968, một trận dịch khác lại xuất hiện tại Trung Quốc, đây là căn bệnh do chủng cúm mới gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh ước khoảng 1/4 người, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt tên là dòng cúm này là  A3, thủ phạm gây bệnh cúm Hồng Kông.

CIA đã hoàn thành dự án Project IMPACT,  kết quả có khoảng 30% nhân viên đại sứ quán Mỹ bị mắc bệnh và từ đây OSI đã hoàn tất một chương trình có khả năng dự báo các xu hướng gây bệnh, cũng như chu kỳ xuất hiện bệnh với độ chính xác cao, tiền thân cho dự án ra đời sau đó có tên BLACKLAG.

Trung Quốc từ chối sự giúp đỡ thuốc sulfadiazine do Mỹ giúp đỡ
Trung Quốc từ chối sự giúp đỡ thuốc sulfadiazine do Mỹ giúp đỡ

Ngay sau đại dịch viêm màng não tại Trung Quốc kết thúc, chính phủ Mỹ đã đặt hàng một lượng lớn vắcxin để tiêm cho quân đội và nhân viên phải làm việc ở những nơi có mức độ phơi nhiễm cao, đặc biệt là vắcxin chống cúm A3. Dựa trên dự án Project IMPACT, OSI đã đưa ra dự báo cho biết dịch cúm sẽ lan sang châu Âu với điểm xuất phát là Đông Âu.

Cũng trong thời điểm này Nga vẫn đang sử dụng vắcxin cho dòng cúm A2, mặc dù ở HôngKông đang bùng phát dịch cúm A3. Ngoài ra, dịch cúm còn lan sang cả vùng Đông Nam Á, nhất là ở miền Nam Việt Nam. Tình báo dịch bệnh được xem là công cụ lợi hại để giúp Mỹ đánh giá những tác động của dịch bệnh trên chiến trường, đến lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên dư luận quốc tế lại có cái nhìn khác, tình báo bệnh dịch ở đây chỉ là công cụ để giúp Mỹ thâm nhập sâu vào công việc của các nước trong khu vực châu Á, nhất là trong bối cảnh chiến tranh lạnh đang bước vào giai đoạn đỉnh cao.

Khắc Nam (Theo Secret Writer)

.

Có thể bạn quan tâm

Lào Cai: Người chăn nuôi tất bật chờ Tết
Lào Cai: Người chăn nuôi tất bật chờ Tết
Lào Cai: Người chăn nuôi tất bật chờ Tết

Thời điểm này, người chăn nuôi trong tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán với kỳ vọng có lợi nhuận cao.

Hướng làm giàu từ các giống bò thịt chất lượng cao
Hướng làm giàu từ các giống bò thịt chất lượng cao
Hướng làm giàu từ các giống bò thịt chất lượng cao

Các giống bò thịt chất lượng cao như giống bò 3B và giống Red Angus đã trở nên thân thuộc và ngày càng được nhiều bà con nông dân tỉnh Bình Định nuôi thay thế cho các giống bò cũ. Với số tiền lãi khoảng 10 triệu đồng/con/năm, các giống...

Công nghệ cao: Nền tảng chăn nuôi thông minh
Công nghệ cao: Nền tảng chăn nuôi thông minh
Công nghệ cao: Nền tảng chăn nuôi thông minh

(Người Chăn Nuôi) - Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yếu tố cốt lõi thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững.