Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Xác định giới tính gà con bằng công nghệ MRI tăng tốc

Cập nhật: 18/04/2020, 17:13:36

(Người Chăn Nuôi) - Việc tiêu hủy phôi gia cầm trống gây tốn kém hơn 440 triệu USD mỗi năm tại Mỹ. Nhưng bằng công nghệ soi giới tính MRI tăng tốc kiểu mới, hàng triệu con gà trống đã thoát khỏi nạn thảm sát; giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho người chăn nuôi.

Các máy quét chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng để tạo ra những hình ảnh chi tiết về các cơ quan và mô trong cơ thể. Nhóm nghiên cứu tại Orbem.Ai, do nhà đồng sáng lập Pedro Gomez phụ trách khẳng định rằng, họ có thể sử dụng công nghệ MRI tăng tốc để tự động quét và phân loại trứng mà không cần phải xâm lấn qua vỏ. Trước kia, người chăn nuôi chỉ có thể xác định giới tính của gà sau khi ấp nở. Mỗi năm, có xấp xỉ 6 - 7 tỷ con gà trống bị ném vào máy nghiền hoặc cho chết ngạt vì không đẻ được trứng và với trại nuôi gà thịt, chúng không có giá trị thương mại. Các trang trại phải chi hơn 70 triệu uSD cho nhân công và năng lượng để ấp nở và phân loại số trứng này. Tại Mỹ, trị giá của số trứng bị tiêu hủy lên tới hơn 440 triệu uSD/năm.

Công nghệ MRI đang được nhóm của Gomez phát triển cho phép người dùng theo dõi được sự phát triển của các phôi để phát hiện ra những sự khác nhau về lý tính giữa con trống và con mái. Sau đó, trí tuệ nhân tạo sẽ phân loại trứng theo giới tính. “MRI là một công nghệ hữu ích để quan sát bên trong quả trứng mà không cần phải chạm vào chúng. Nói chính xác, nó chính là một loại công nghệ không tiếp xúc”, Gomez cho biết. Hiện, chúng tôi đang tập trung nghiên cứu sự khác biệt giới tính của từng quả trứng sẽ được thể hiện thế nào trên máy quét MRI thông qua sự phát triển của phôi. Khi giai đoạn này hoàn tất, chúng tôi sẽ sử dụng thuật toán AI để nhận dạng sự khác biệt lý tính giữa 2 giới tính gà một cách chính xác hơn rất nhiều. Nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn chứng minh khả năng, nhưng Gomez hy vọng sẽ ra mắt nguyên mẫu trong thời gian sớm.

Trước đó, orbem.ai đã được Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm (FFAR) trao phần thưởng trị giá 400.000 USD khi trở thành 1 trong 6 người chiến thắng giai đoạn I của giải công nghệ ngành trứng gia cầm (Egg-tech Prize). Người chiến thắng của giải này vừa được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ gia cầm (Poultry Tech Summit 2019) tổ chức vào ngày 20 - 22/11/2019 tại Trung tâm Hội nghị và Khách sạn Georgia, Atlanta, Mỹ. Giải thưởng này là minh chứng orbem đang đi đúng hướng và hứa hẹn sẽ giúp ngành gia cầm toàn thế giới tiết kiệm chi phí đáng kể. Poultry Tech Summit 2020 sẽ được tổ chức vào ngày 12 - 14/10/2020 tại Trung tâm Hội nghị và Khách sạn Georgia. Hội nghị năm nay dự kiến sẽ giới thiệu tới người chăn nuôi gia cầm nhiều giải pháp công nghệ mới từ ít nhất 23 quốc gia trên thế giới.

Tuấn Minh / Theo PoultryFuture


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam mất nguồn cung bò từ Úc
Việt Nam mất nguồn cung bò từ Úc
Việt Nam mất nguồn cung bò từ Úc

Ngọc Hùng Thứ Hai, 2/12/2013, 18:39 (GMT+7) (TBKTSG Online) – Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 tại TPHCM do phía Úc vừa đạt thỏa thuận bán cho Indonesia mấy trăm ngàn con bò, thời điểm giao hàng là vào quí 1-2014. Vì thế,...

Quy trình kỹ thuật nuôi dê lấy sữa hiệu quả cao
Quy trình kỹ thuật nuôi dê lấy sữa hiệu quả cao
Quy trình kỹ thuật nuôi dê lấy sữa hiệu quả cao

(Người Chăn Nuôi) - Nuôi dê lấy sữa là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên, cần nắm vững một số kỹ thuật trong khâu chăm sóc, phòng bệnh để có thể đem lại năng suất cao nhất.

Hiệu quả nuôi chim cút tập trung
Hiệu quả nuôi chim cút tập trung
Hiệu quả nuôi chim cút tập trung

(Người Chăn Nuôi) - Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi chim cút ở huyện Trảng Bom (Ðồng Nai) đã áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín để đáp ứng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đem lại nguồn thu nhập...