Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Anh nông dân khuyết tật làm giàu từ mô hình chăn nuôi gà

Cập nhật: 25/08/2013

(Website HNDHY) - Đến thăm gia trại của anh Trịnh Thanh Sơn (43 tuổi) ở thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh (Nga Sơn - Thanh Hóa), mới thấy nghị lực phi thường của anh với mô hình chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Sơn sinh ra và lớn lên từ một vùng quê chuyên thâm canh cây nông nghiệp. Năm lên 10 tuổi anh bị một căn bệnh lạ, toàn cơ thể bị teo dần lại, chân tay co quắp không đi lại được, và phải tạm gác ước mơ theo học từ đó.

Hôm chúng tôi ghé vào thăm nhà của anh, do không thể đi lại được nên anh Sơn đã nhờ những thanh niên trong xóm bế anh đi và dẫn chúng tôi thăm quan mô hình chăn “nuôi gà” của anh. Anh cho biết, năm 1985 tận dụng diện tích đất trống và bỏ không ở ngoài vườn khoảng 5.000m2 , anh mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi gà. Nhờ sự cần cù chịu khó trong công việc mà gà mau lớn.

Chưa kịp thu hoạch thì năm 2007 xuất hiện dịch cúm gia cầm làm chết hơn một nghìn con gà, thiệt hại gần 80 triệu đồng. Không nản chí, tháng 5-2008 anh tiếp tục nuôi gà, tháng 10-2008 anh xuất bán trên 1 tấn gà, thu về trên 50 triệu đồng. Tháng 1-2009, thu lãi 60 triệu đồng. Năm 2010, qua việc học hỏi kỹ thuật chăn nuôi gà từ đài, sách báo, anh đầu tư vốn xây dựng thêm lò “ấp trứng” với công suất gần 600 quả/ lần, đáp ứng giống gà cho người dân địa phương. Đồng thời, anh xây dựng thêm hệ thống chuồng trại khép kín để cung cấp trứng giống và bán gà thịt. Thu nhập từ chăn nuôi gà bình quân 40-50 triệu đồng/năm, ngoài ra anh còn tạo công ăn việc làm cho 3-4 lao động.

Trại gà của anh Trịnh Thanh Sơn.

 
Anh Sơn cho biết, thức ăn chủ yếu là rau và lúa phế phẩm nên giảm đáng kể giá thành mà gà cũng lớn rất nhanh. Cứ mỗi dịp gần đến ngày thu hoạch, người dân gọi điện và đặt mua gà rất đông. Anh Sơn chia sẻ: “ Nếu không có dịch bệnh xảy ra, chỉ cần nuôi gà, ấp trứng thì thu nhập mỗi năm cũng khá, và tạo được công ăn việc làm cho nhiều người nữa.”

Bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ tịch hội nhân dân xã Nga Lĩnh cho biết: “ Anh Trịnh Thanh Sơn tuy tàn tật, nhưng sản xuất kinh doanh chăn nuôi giỏi mang lại hiệu quả kinh tế cao, thật đáng khâm phục”.

Với sự quyết tâm trong lao động, cùng với niềm đam mê trong công việc không ngại khó khăn, chắc chắn trong tương lai tới anh Trịnh Thanh Sơn sẽ mở rộng trang trại nuôi gà lớn, tạo công ăn việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.

Theo Lao động

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật vỗ béo bò thịt
Kỹ thuật vỗ béo bò thịt
Kỹ thuật vỗ béo bò thịt

(Người Chăn Nuôi) - Vỗ béo bò là cung cấp các điều kiện tối ưu về nuôi dưỡng, chăm sóc để khi giết thịt cho khối lượng, chất lượng thịt cao, đáp ứng được yêu cầu thị trường, tăng hiệu quả kinh tế.

Lập lờ thực phẩm chức năng: Người dùng “tẩu hỏa nhập ma”
Lập lờ thực phẩm chức năng: Người dùng “tẩu hỏa nhập ma”
Lập lờ thực phẩm chức năng: Người dùng “tẩu hỏa nhập ma”

Chủ Nhật, 10/11/2013 17:41 Không phải thuốc, chỉ cần được công bố hợp quy, phù hợp an toàn thực phẩm là vô tư sản xuất. Vì vậy, thị trường nhan nhản các loại thực phẩm đội lốt chức năng với công dụng được thần dược hóa khiến người dùng không biết...

Nuôi bồ câu thương phẩm lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng
Nuôi bồ câu thương phẩm lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng
Nuôi bồ câu thương phẩm lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng

Thấy gia đình con gái ở huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang có thu nhập ổn định nhờ nuôi bồ câu, năm 2023, ông Trương Văn Cư (ấp Long Thạnh, xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) quyết định đầu tư, phát triển kinh tế gia đình với...