1. Lịch sử về bệnh
- Bệnh xảy ra lần đầu tiên ở Ý năm 1878
- Bệnh cúm gà xảy ra nhanh, lây lan mạnh xong đa số trường hợp bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt nên rất khó chẩn đoán.
- Bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn bởi chúng gây chết rất cao có khi đến 1005 tổng đàn, giảm sản lượng trứng, thịt, tăng chi phí thức ăn, các chi phí khác trong việc kiểm soát giết mổ và ngăn chặn dịch.
2. Nhân tố gây bệnh
- Do virut thuộc nhóm Orthomyxovirus. Typ A gây cúm ở tất cả các loại gia cầm: gà, gà tây, ngan, vịt, ngỗng, vẹt, cút, chim sẻ, bồ câu....và người. Cho tới nay toàn bộ vi rút độc lực cao phân lập được thuộc subtup H5 và H7 của typ A. Typ B và C chỉ gây cúm điển hình ở người và động vật.
3. Đặc điểm dịch tễ học.
- Gà ở mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh cúm. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể gà phát triển và đào thải ra ngoài qua phân, nước mũi và miệng. Vi rút tồn tại khá lâu trong phân gà từ 30-35 ngày ở 40 C và 7 ngày ở 200C. Trong thức ăn, nước uống virus tồn tại hàng tuần.
- Gà lây nhiễm tự nhiên qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, ăn phải thức ăn, nước uống, đặc biệt là phân bị nhiễm.
- Thắc ăn, nước uống, trang thiết bi, quần áo nhiễm mầm bệnh cũng là những yếu tố lây nhiễm.
- Thuỷ cầm và chim trời là loài mang trùng gây bệnh cho gia cầm.
- Trứng mang mầm bệnh trong thời kỳ ấp cũng là yếu tố gây bệnh cho gà con
- Bệnh lây nhiễm nhân tạo bằng đường truyền qua não gây bệnh cho động vật có vú, chuột bạch, chuột cống, chó, mèo, vượn...
- Đặc điểm dịch tễ bệnh cúm rất giống bệnh Niucatxơn
- Một số điểm khác biệt so với bệnh Newcastle:
+ Lây lan chậm hơn vì virus dễ bị tiêu diệt ở môi trường axít, khó lây lan qua đường hô hấp, dễ bị tiêu diệt bởi tác động ngoại cảnh.
+ Bệnh lây nhiễm và chết cao ở cả gà, gà tây, đà điểu, vịt, ngan, ngỗng và chim trời.
+ Bệnh xẩy ra theo mùa vụ.
4. Triệu trứng lâm sàng.
Thời gian nung bệnh trung bình từ 1-5 ngày:
-Thể trên cấp tính (hay gặp) xảy ra từ vài giờ đến 24 giờ.
-Thể cấp tính là 1-4 ngày, thể này thường hay gặp.
-Thể á cấp tính (ít gặp) là 7 ngày.
-Biểu hiện triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: độc lực, số lượng virus, tuổi gà, giới tính và các yếu tố môi trường khác. Nhiều trường hợp gà bị dịch cúm nhưng không có dấu hiệu lâm sàng, song có nhiều trường hợp dịch nổ ra dữ dội với các triệu chứng điển hình về đường hô hấp, tiêu hoá và thần kinh.
-Biểu hiện hô hấp: thở dốc, lắc đầu, chảy nước mũi, nước mắt
-Mí mắt viêm sưng, mặt phù nề, đầu sưng to, mào và tích tím đen
-Triệu chứng tiêu hoá: bỏ ăn, ỉa phân loãng mầu xanh trắng, lây lan nhanh, năng suất trứng giảm.
-Triệu chứng thần kinh: Gà đi lại không bình thường, chuyệch choạng, run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì hoặc tụm lại với nhau.
5. Bệnh tích đại thể.
Trên gà:
- Phù nề dạng keo nhầy ở tế bào kết mạc dưới da. Viêm mũi từ thể cata đến mủ và bị cazein hoá gây tịt mũi, thối mí mắt.
- Chất nhầy có lẫn máu xoang kết mạc và viêm phúc mạc từ cata đến fibrin và nhiều khi trứng non bị vỡ gây viêm dính các cơ quan nội tạng.
- Buồng trứng bị viêm xuất huyết, trứng non dập vỡ, viêm ống dẫn trứng.
- Túi khí dày lên và có nhiều fibrin bám dính.
- Khí quản xuất huyết đôi khi có chất nhầy
- Dạ dầy tuyến, ruột xuất huyết điểm hoặc tràn lan, nhưng không bị hoại tử hình cúc áo ở dạ dầy tuyến và ruột như ở Niucatxơn.
Trên vịt, ngan, ngỗng nhiễm bệnh cúm độc lực cao có thể không thấy bất kỳ dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích điển hình nào.
6. Chẩn đoán bệnh:
a. Chẩn đoán phân biệt:
- Với bệnh dịch tả gà
- Với bệnh Newcastle
- Với các bệnh đường hô hấp đặc biệt là bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm,
b. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
- Xác định nguyên nhân gây bệnh: Dùng bệnh phẩm tiêm cho trứng có phôi 9 - 11 ngày tuổi, phôi chết sau 24 giờ, lấy nước trứng có vi rút làm phản ứng ngưng kết hồng cầu HA xác định nhóm vi rút. Sau đó dùng kháng thể đặc hiệu xác định vi rút cúm typ A và dùng kháng thể đặc hiệu của subtyp xác định các subtyp.
- Xác định độc lực trên bản động vật: dùng nước trứng đã phân lập tiêm vào tĩnh mạch gà 4 - 8 tuần tuổi, gà sẽ có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình và chết trong vòng 2 - 4 ngày.
- Chẩn đoán huyết thanh học: Người ta thường dùng các phản ứng HA, HI, SN, ELISA để xác định typ virut hoặc kháng thể đặc trưng. Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu gà (HI) để phát hiện kháng thể là hay dùng nhất.
8. Lấy mẫu bệnh phẩm:
- Gà ốm, chết, đầu gà, phủ tạng: phổi, ruột.
- Gà sống lấy huyết thanh, lấy chất thẩm dịch bám ở thanh, khí quản, hậu môn bằng tăm bông rồi cho vào dung dịch PBS pH=7,2-7,4 có chứa kháng sinh để gửi đi xét nghiệm.
9. Biện pháp phòng ngừa.
- Vệ sinh tổng tẩy uế tiêu độc chuồng trại.
- Cách li gà ốm, giết hủy.
- Dùng vacxin phù hợp với clade lưu hành tùy từng vùng theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước
Có thể bạn quan tâm
Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium perfringens typ C (Gram +) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi. Ở trong các trường hợp cấp tính phân lập được vi khuẩn yếm khí Clostrium perfringens sinh độc tố α, β,...
Bệnh do 1 loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng). Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn uống phải trứng giun kim có chứa Histomonas. Giun đất, và chim trời cũng có thể là...
Trong thời gian qua bệnh ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoon sp đã sẩy ra trên đàn gà nuôi tại nhiều tỉnh gây thiệt hại vô cùng to lớn cho người chăn nuôi đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gà đẻ. Nguyên nhân gây bệnh do...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET