Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH NẤM PHỔI (Aspergillosis)

Cập nhật: 10/11/2013

 1. Nguyên nhân

            Bệnh gây ra do nấm cúc khuẩn có tên Aspergillus.

            Có 3 loại nấm: Aspergillus fumigatus.

                                    Aspergillus flavus.

                                    Aspergillus niger.

Quan trọng nhất là Aspergillus fumigatus.

2. Truyền lây

            Sự lây truyền bởi hít phải bào tử nấm từ rác và thức ăn có nhiễm mầm bệnh. Nơi ấp trứng cũng có thể là nơi truyền bệnh cho gà con.

            Gà con rất mẫn cảm với bệnh, gà lớn có sức chống chịu cao hơn. Gà, gà tây, gà lôi, chim cút và đà điểu đều có thể mắc bệnh.

3. Triệu chứng

            Gà gầy, giảm cân, khát nước. Gà thở hổn hển, nặng nhọc, há mỏ để thở, âm rít như huýt sáo. Tỷ lệ chết từ 5 - 50%.

            Tổn thương chính ở phổi và túi khí. Những tổn thương hình như đầu đinh ghim cho tới 4 - 5 mm, màu vàng, trắng, xanh lá cây ở phổi và túi khí. Đôi khi thấy cả ở buồng trứng và tất cả các cơ quan phủ tạng khác với những khuẩn lạc nấm hình hạt nhỏ, màu vàng xanh.

            Các đàn gà đẻ thấy hiện tượng giảm sản lượng trứng.

4. Chẩn đoán

            Dựa vào triệu chứng và bệnh tích.

            Phát hiện nấm bằng cách phiết kính trực tiếp từ các chỗ tổn thương ở phổi, túi khí hoặc các cơ quan phủ tạng khác, soi kiểm tra trên kính hiển vi, thậm chí có khi nhận ra ngay bằng mắt thường.

            Lấy mẫu bệnh phẩm, nuôi cấy xét nghiệm nấm trong phòng thí nghiệm.

            Phương pháp tổ chức học: Lấy mẫu bệnh phẩm là phổi, cố định trong formol, cắt tiêu bản tổ chức, kiểm tra bệnh tích vi thể.

5. Phòng và trị bệnh

            Có thể sử dụng một trong loại thuốc sau của Công ty thuốc thú y Diễm Uyên (HUPHAVET) để hạn chế khi gà mới bị bệnh:

-          KI (Kalium iode) 5 - 10g/l cho gà uống.

-          CuSO4 0,3 - 0,5g/ lít nước.

-          Mycostatin 2g/ 100kg thức ăn.

-          Nystatin 6g/ 100kg thức ăn.

Sử dụng từ 5 - 10 ngày liên tục kể từ khi gà bị nhiễm bệnh.

            Khi bệnh đã nặng thì điều trị ít có hiệu quả. Do đó để có hiệu quả kinh tế hơn, cần diệt cả đàn gà khi bệnh đã nặng. Sau đó dùng các biện pháp vệ sinh tiêu độc chuồng trại, tẩy uế các dụng cụ chăn nuôi, xử lý nguồn thức ăn, nước uống.

            Chọn gà từ các vùng an toàn, các trại sạch.

            Thường xuyên thay đổi chất độn chuồng.

            Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại.

            Khi có con ốm phải cách li ngay, chuyển riêng những con khoẻ sang nơi đã tiêu độc.


Có thể bạn quan tâm

CÁCH LẤY BỆNH PHẨM VÀ BẢO QUẢN
CÁCH LẤY BỆNH PHẨM VÀ BẢO QUẢN
CÁCH LẤY BỆNH PHẨM VÀ BẢO QUẢN

Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm các cơ quan tổ chức của cơ thể dùng cho chẩn đoán xét nghiệm

QUY TRÌNH MỔ KHÁM LỢN (Necropsy procedure for swine)
QUY TRÌNH MỔ KHÁM LỢN (Necropsy procedure for swine)
QUY TRÌNH MỔ KHÁM LỢN (Necropsy procedure for swine)

Kỹ thuật mổ khám và ghi vào mẫu báo cáo mổ khám