Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH GIUN ĐŨA GÀ (Ascaris avium)

Cập nhật: 10/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

        Bệnh gây ra tác hại rất lớn bởi Ascaris galli, chúng thường ký sinh ở ruột non của gà, giun có màu vàng nhạt hoặc trắng.

        Chiều dài của giun dao động từ 26 x 70 x 65 - 110 mm. Trứng giun tròn, nhẵn, màu xám tro.

1. Dịch tễ học

-Mỗi con cái trong đời có khả năng thải 72.500 trứng. Sau khi trứng thải ra ngoài gặp điều  kiện thuận lợi sẽ trưởng thành trứng có sức gây nhiễm, lúc này gà ăn phải thì trứng sẽ nhiễm giun đũa. Sau 35 - 58 ngày sẽ hoàn thành vòng đời.

        -Tuổi gà mắc chủ yếu như sau: Gà càng già thì tỷ lệ nhiễm càng thấp.

        -Gà 3 tháng tuổi nhễm tỷ lệ là: 70-75%

-Gà 3-5 tháng tuổi nhễm tỷ lệ là: 60-62%

-Gà trên 6 tháng tuổi nhễm tỷ lệ là: 44%
2.Vòng đời của giun đũa gà: 

              Giun trưởng thành (ở trong gà) > Thải phân (có trứng) > Điều kiện thuận lợi > Trứng có sức gây nhiễm > Gà nuốt phải > Giun gtruwowngr thành (ở trong gà) 
3. Triệu chứng lâm sàng

        Gà mắc giun đũa thì có biểu hiện; mào nhạt do thiếu máu, gà gày còm, phân ỉa chày và táo bón xen kẽ, lông xù. Bệnh sẽ ngày một nặng, nếu không phát hiện và điều trị gà có thể chết. Biểu hiện gà mắc giun đũa có thể đau bụng biểu hiện là gà thỉnh thoảng co rụt cổ.

4. Bệnh tích

        Khi chết thì có biểu hiện bệnh tích như: Xác gà gày, lông xù, màu trắng nhợt. Ở nơi bám của giun vào ruột thường bị viêm xuất huyết. Những nơi ấu trùng ký sinh thì tổ chức liên kết có hiện tượng tăng sinh. Gan thường tụ máu.

5. Chẩn đoán và phân biệt

        Để xác định chính xác bệnh, tốt nhất là kiểm tra phân của gà bằng phương pháp phù nổi tìm trứng.

        Phân biệt: Chú ý phân biệt giữa bệnh giun kim gà và giun đũa gà. Các triệu chứng của hai bệnh này tương đối giống nhau, mà phải phân biệt kích thước của chúng.

Giun đũa gà: 0,07 - 0,09 x 0,047 - 0,061 mm

Giun kim gà: 0,05 - 0,07 x  0,03 - 0,04 mm

6. Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh:

           - Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.

- Gà con bắt đầu tẩy giun đũa ở 4-6 tuần tuổi.

            - Gà lớn trên 3 tháng tuổi 3 tháng tẩy 1 lần bằng thuốc HUPHA-DIỆT SÁN GIUN: 1g/kgTT.

 - Điều trị:

-  Cho Gà uống HUPHA-DIỆT SÁN GIUN: 1g/kgTT

-  Hupha-Levamisol 7,5%

-  Hupha-Fasciola tẩy luôn cả các loại sán và giun nhỏ 1g/5-10kgTT

 
 

Có thể bạn quan tâm

BỆNH THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN VÀ BẠCH LỴ (Fowl Typhoid - Para Typhoid - Pullorum disaese)
BỆNH THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN VÀ BẠCH LỴ (Fowl Typhoid - Para Typhoid - Pullorum disaese)
BỆNH THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN VÀ BẠCH LỴ (Fowl Typhoid - Para Typhoid - Pullorum disaese)

- Bệnh thương hàn gà gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinarum. - Bệnh phó thương hàn gà gây ra do vi khuẩn Salmonella typhimurium. - Bệnh bạch lỵ gà gây ra do vi khuẩn Salmonella pullorum.

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Thương hàn gà và ghép E.coli
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Thương hàn gà và ghép E.coli
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Thương hàn gà và ghép E.coli

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Thương hàn gà và ghép E.coli

BỆNH ĐẦU ĐEN Ở GÀ (Black head)
BỆNH ĐẦU ĐEN Ở GÀ (Black head)
BỆNH ĐẦU ĐEN Ở GÀ (Black head)

Bệnh do 1 loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng). Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn uống phải trứng giun kim có chứa Histomonas. Giun đất, và chim trời cũng có thể là...