Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

Bệnh lở mồm long móng

Cập nhật: 03/03/2012

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh do siêu vi trùng gây ra, lây lan mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa
trâu bò, dê bệnh với trâu bò, dê mạnh. Cũng có thể lây gián tiếp cho người, súc vật, hoặc thịt thú bệnh được mang từ vùng này sang vùng khác .
TRIỆU CHỨNG:
Trâu, bò, dê bệnh sốt cao 40- 42oC kéo dài trong 2 -3 ngày, ăn ít, nặng nề khi nằm xuống đứng lên, sau 3 - 4 ngày những mụn nước bắt đầu mọc ở niêm mạc miệng, chân và chỗ da mỏng, gia súc cái thường bị mọc mụn ở núm vú, đầu vú.
Mụn nước bằng hạt đậu xanh, hạt bắp có khi lớn bằng đầu ngón tay.
Mụn nước trong vàng, dần dần bị vẩn đục, sau vài ngày thì vỡ ra làm cho niêm mạc bong ra từng mảng thượng bì để lộ những vết loét đỏ. Nếu không bị nhiễm tạp khuẩn những vết loét này trong 2 -3 ngày sẽ hồi phục và thành sẹo. Dịch từ các mụn loét hòa với nước dãi chảy liên tục ra hai bên mép trắng như bọt xà phòng, đôi khi có dính những tia máu. Những vết loét này thành sẹo và hồi phục rất nhanh. Nếu điều kiện vệ sinh và chăm sóc kém, những mụn loét ở quanh móng chân có thể bị nhiễm trùng sinh mủ tạo thành những ổ loét sâu trong móng chân và làm sút móng. Bê nghé thể hiện viêm ruột cấp tính: ỉa chảy nặng, xuất huyết đường tiêu hoá, hoặc viêm phế quản và viêm phổi cấp làm cho bê nghé chết sau 2 -3 ngày.

PHÒNG BỆNH:
- Tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm long móng đúng theo type gây bệnh (qua điều tra dịch tể và xét nghiệm mẫu bệnh phẩm) tại điạ phương cho trâu bò lúc 4 tháng tuổi. Ỏ vùng có dịch bệnh xảy ra có thể tiêm sớm hơn lúc trâu bò được 2 tháng tuổi. Tiêm lập lại 6 tháng một lần.
- Khi phát hiện gia súc bệnh, báo ngay cô quan thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý.

ĐIỀU TRỊ:ĐIỀU TRỊ: 

      Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát.

- Dùng nước muối sinh sinh lý (0,9%) rửa sạch vết loét, sau đó dùng Hupha-PVP-Iodin 10% bôi vào vết thương hàng ngày.. 
- Kết hợp dùng một trong các loại thuốc sau để trị các triệu chứng viêm loét và phòng các bệnh thứ phát.   

   +  HUPHA – ENROFLOXACIN 1 ml/kg TT/ ngày (3 ngày liên tục).
   + HUPHA - LINCOSPEC: Trâu bò dùng 1 ml/10kg thể trọng; Lợn dùng 1 ml/5-8 kg thể trọng (3 ngày liên tục).            
   + Súc vật bệnh mệt nhọc cần tiêm các loại thuốc trợ sức như: Vitamin B1, HUPHA ADE.B.Complex, Vitamin C


Có thể bạn quan tâm

BỆNH SẨY THAI TRUYỀN NHIỄM  (Brucellosis)
BỆNH SẨY THAI TRUYỀN NHIỄM  (Brucellosis)
BỆNH SẨY THAI TRUYỀN NHIỄM (Brucellosis)

Bệnh sẩy thai truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và lây sang người. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là Brucella thuộc loại cầu trực khuẩn bắt màu Gram (-). Cho đến nay, người ta đã phân lập được 6 chủng từ...

Bệnh giun đũa
Bệnh giun đũa
Bệnh giun đũa

Bệnh do giun đũa Toxocara gây ra, thường xảy ra ở bê, nghé dưới 2 tháng tuổi, bò trưởng thành không nhiễm do có sự đề kháng tự nhiên, ở dê có cả ở con nhỏ và con trưởng thành. Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá do nuốt phải...

BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ (Ascaris suum)
BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ (Ascaris suum)
BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ (Ascaris suum)

Bệnh giun đũa bê nghé, do loài giun đũa có tên là Toxocaris Vitulorum gây nên. Chúng ký sinh ở ruột non của bê nghé. Chúng là loài giun rất dài, từ 19 - 23cm.