1. Dịch tễ học
-Bệnh giun đũa bê nghé được phát hiện ở hầu hết các miền ở nước ta. Song nặng nhất là ở bê nghé miền núi. Và bệnh thường diễn ra vào vụ đông xuân.
- Loài Toxocaris Vitulorum chỉ phát hiện ở bê nghé, hiếm khi thấy ở trâu bò.
- Thường bê nghé 1 -3 tháng tuổi mắc nhiều.
- Tỉ lệ nhiễm có thể lên tới 39,1%.
Vòng đời: Giun trưởng thành (ở ruột non) > Trứng theo phân ra ngoài > Trứng cảm nhiễm > Bê nghé ăn vào ruột > Giun chưa trưởng thành di hành qua phổi, gan > Giun trưởng thành trong ruột bê nghé.
2. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng đặc trưng “ ỉa lỏng, phân trắng”, mùi thối khắm.
- Tác động Cơ giới:- ấu trùng di hành làm tổn thương ở phổi, gan.
- giun trưởng thành gây tắc ruột, thủng ruột
- Tác động Độc tố: giun tiết độc tố làm con vật sốt, ỉa lỏng, gày.
- Chiếm đoạt dinh dưỡng: làm bê nghé gày nhanh, còi cọc chậm lớn.
Khi nhiễm nhiều có thể chết. Trước khi chết nghé thường nằm gục một chỗ và bị nhiều cơn đau bụng dữ dội.
3. Bệnh tích
Chủ yếu là xác chết gày. ở giai đoạn cấu trùng thường gây tổn thương gan, phổi do ấu trùng di hành.
Nhiều giun trưởng thành tập trung từng đám ở tá tràng.
4. Chẩn đoán bệnh
-Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học: Bệnh thường thấy ở bê nghé. Sự biến đổi màu của phân (màu trắng), mùi khắm, ỉa "vọt cần câu".
- Để xác định chính xác bệnh: Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng giun trong phân. Trứng giun khá tròn, vỏ ngoài dày,lỗ trỗ như tổ ong.
-Mổ khám tìm giun trưởng thành ở ruột non.
5. Phòng trị bệnh: Theo tư vấn của Công ty thuốc thú y Diễm Uyên (HUPHAVET)
Nên tẩy cho bê nghé 2 lần, lần đầu 18-20 ngày tuổi. Lần 2 sau 2 tuần( 30- 40 ngày tuổi)
Dùng Levamisol liều 6-7 mg/Kg trọng lượng. Cho uống 1 lần vào buổi sáng.
Piperazin liều lượng 0,5 g/Kg trọng lượng. Trộn thức ăn hoặc nước uống vào buổi sáng.
Phân rác thải cần tập trung để ủ sinh học để diệt trứng.
Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh sẩy thai truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và lây sang người. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là Brucella thuộc loại cầu trực khuẩn bắt màu Gram (-). Cho đến nay, người ta đã phân lập được 6 chủng từ...
Bệnh cầu trùng bò phân bố rộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Mỹ, thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra được xếp loại thứ 3 trong các bệnh gây hại cho bò (Swales, 1948). Bệnh cầu trùng là một trong các nguyên nhân gây bệnh...
Bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma thuộc họ Trypanosomatidae ký sinh trong huyết tương động vật. Trypanosoma có rất nhiều loài, nhưng chỉ có một số loài quan trọng có thể gây bệnh như T.evansi; T.brucei, T.vivax, T.congolense, …
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET