Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH CẦU TRÙNG BÊ NGHÉ (Bovine Coccidiosis)

Cập nhật: 20/12/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 1.    Phân bố

Bệnh cầu trùng bò phân bố rộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Mỹ, thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra được xếp loại thứ 3 trong các bệnh gây hại cho bò (Swales, 1948). Bệnh cầu trùng là một trong các nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy ở bê sữa từ 2 -3 tháng tuổi (Sime, Porter và Boughton, 1949; Kaufmann, 1996). Người ta đánh giá mỗi năm bệnh cầu trùng gây thiệt hại khoảng 10 triệu đô la Mỹ trong chăn nuôi bò ( Foster, 1949). Ở Anh, bệnh gây ra hội chứng ỉa chảy làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bê non, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho các trại nuôi bò các tỉnh tây nam, trong mùa hè và mùa thu.

Ở Việt Nam, bệnh cầu trùng bê và nghé được phát hiện ở nhiều địa phương và một số cơ sở chăn nuôi bò và bò sữa tập trung thuộc các tỉnh phía Bắc. Đào Hữu Thanh kiểm tra 1948 mẫu phân bò tại 12 nông trường và trại chăn nuôi HTX đã thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 20- 50 % (1976). Kết quả khảo sát ở một  số cơ sở chăn nuôi trâu bò sữa thấy bê nghé nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 20- 25% là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy của bê nghé non ( Lương Tố Thu, 1986).

2.    Đặc điểm sinh học của cầu trùng

Hình thái

Đến nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện 19 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký sinh và gây hại cho trâu bò. Trong đó có 8 loài phổ biến. Mỗi loài cầu trùng đều có kích thước và hình dạng khác nhau. Nhưng các dạng trưởng thành của cầu trùng có hình tròn trứng, bầu dục. Mỗi loài đều có hình thái và kích thước khác nhau ( Joyner L.P và Kendall S.B, 1963; Trịnh Văn Thịnh, 1982).

-       Eimeria zurni: hình thoi, hình trứng, hình cầu. Kích thước: 12- 28 x 10 - 20µm, màu xám tím hay xám lục. Vị trí ký sinh ở ruột già và manh tràng.

-       Eimeria smithi: hình trứng. Kích thước :25 -32 x 20- 29µm, vị trí ký sinh ở ruột non.

-       Eimeria ellipsoidalis : hình bầu dục, hình trứng, hình gần như tròn. Kích thước: 20 -26 x 13- 17µm .

-       Eimeria cylindrical: hình chuỳ. Kích thước : 14,4 – 23 x 19,4 – 26,8µm.

-       Eimeria zủnabanensis: hình  trụ. Kích thước: 25,2- 43,2 x 18- 22µm, màu vàng nhạt

-       Eimeria bukidnonensis: kích thước :46,8 – 50,5 x 33,3 – 37,8µm, màu vàng nhạt hay nâu.

-       Eimeria azerbaidshanica: hình trụ với một cạnh không lồi có kích thước: 43 x 24,6µm.

-       Eimeria alabamanensis : hình quả táo, hình thoi, hình bầu dục. Kích thước:  13 – 24 x 11 -16µm. Ký sinh ở ruột non.

Ở Việt Nam, loài Eimeria zurni thấy phổ biến và cũng là tác nhân gây bệnh chủ yếu.

3.    Chu kỳ sinh học

Các loài cầu trùng đều có  hai đoạn phát triển:

-       Giai đoạn phát triển ngoài tự nhiên: Noãn nang được bài xuất ra ngoài theo phân; là dạng trưởng thành của cầu trùng, bên trong gồm có 4 bào nang. Khi ở ngoài tự nhiên, gặp các điều kiện thuận lợi, mỗi bào nang phát triển thành hai bào tử thể. Đây là dạng noãn nang cảm nhiễm, nghĩa là bê, nghé ăn phải sẽ nhiễm cầu trùng.

-       Giai đoạn ký sinh trong cơ thể bê, nghé: Vào cơ thể vật chủ, noãn nang cảm nhiễm vỡ ra, giải phóng các bào tử thể. Bào tử thể phát triển thành bào tử, rồi tử bào tử và sau đó bào tử đực và bào tử cái. Bào tử đực và bào tử cái kết hợp với nhau thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành các noãn nang và noãn nang theo phân ra ngoài tự nhiên. Các giai đoạn phát triển của cầu trùng rất phức tạp, thực hiện trong tổ chức nhung mao và lớp cơ tiếp giáp với nhung mao ruột, gây tổn thương cho tổ chức ruột ( Lapage, 1968).

4.    Bệnh lý và lâm sàng

Bệnh lý

Trong quá trình ký sinh và phát triển ở ruột bê nghé, cầu trùng đã gây tổn thương cho lớp nhung mao ruột và lớp cơ vòng tiếp với nhung mao, làm tróc niêm mạc ruột và xuất huyết ruột.

Cầu trùng tiết ra các  enzyme và độc tố phá hoại mô ruột. Những tổn thương của ruột tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong ruột, xâm nhập vào tổ chức ruột và gây viêm ruột kế phát ( Kendall, 1963).

Triệu chứng

Bê nghé nhiễm cầu trùng có thời kỳ ủ bệnh khoảng 7- 10 ngày, sau đó thể hiện ra một trong hai thể bệnh.

-       Thể cấp tính: Con bệnh ăn ít, uống nước nhiều và ỉa lỏng sau vài ngày. Đầu tiên phân nát, sau ỉa chảy có mùi tanh, cuối cùng phân sệt có nhiều niêm mạc ruột, lầy nhầy và có lẫn máu tươi hoặc màu nân do tổ chức niêm mạc và mao mạch ở ruột bị phá hoại. Một số trường hợp nhiễm trùng kế phát đường tiêu hoá, bê nghé có sốt nhẹ: 39.5- 40ºC.

Vật bệnh ỉa mỗi ngày 5- 10 lần. Mỗi lần ỉa con vật cong lưng rặn, nhưng phân ra ít. Do vậy, người ta gọi là “ bệnh lỵ đỏ” ở bê nghé non ( David, 1962).

Trong thể bệnh cấp tính ở bê nghé, nếu không được điều trị kịp thời sẽ chết sau 7 -10 ngày.

-       Thể mãn tính: Các biểu hiện lâm sàng của vật bệnh giống thể cấp tính, nhưng nhẹ hơn và kéo dài 2 tuần lễ. Cũng có một số trường hợp, bê nghé có sức đề kháng qua được thời kỳ bệnh cấp tính và chuyển thành thể mãn tính.

Vật bệnh bị viêm ruột mãn tính, khi ỉa chảy, khi táo bón. Đặc biệt là phân thường có dịch nhày và dính máu. Con vật gầy còm, suy nhược, thường dễ bị các bệnh khác.

5.    Dịch tễ học

Động vật cảm nhiễm

Trâu bò và trâu bò rừng đều nhiễm bệnh. Các giống bò nuôi thịt: bò u, bò Sind đều nhiễm bệnh. Nhưng giống bò sữa Holstein và trâu sữa Murrah thường bị bệnh nhiều hơn.

Bê nghé bị nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao hơn trâu bò trưởng thành. Ở Việt Nam, đã phát hiện bê thuộc giống bò sữa lang trắng đen ( Holstein) và trâu sữa Murrah bị bệnh, gây tổn thất nhiều về kinh tế ( Lương Tố Thu, 1986).

Bê nghé 1 – 3 tháng tuổi. Trâu bò trưởng thành bị bệnh thể mãn hoặc mang trùng.

Mùa bệnh

Bệnh lây lan và phát triển trong những tháng nóng ẩm, mưa nhiều từu mùa hè đến mùa thu. Thời kỳ này, thời tiết nóng ẩm làm cho noãn nang cầu trùng dễ dàng phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm ngay trên nền chuồng  và bãi chăn thả. Khi mưa xuống, nước mưa sẽ mang noãn nang cảm nhiễm ra các khu vực phụ cận, làm ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Người ta cũng quan sát thấy: Bê nghé thường phát bệnh vào thời kỳ chuyển vụ: từ mùa thu sang mùa đông khi mà thời tiết thay đổi, từ ấm áp sang lạnh ẩm và thiếu thức ăn, làm cho bê nghé giảm sức đề kháng ( Joyner, 1963; Kaufmann, 1996).

6.    Chẩn đoán

Kiểm tra phân để tìm noãn nang của cầu trùng

Phương pháp thường được dùng là phương pháp phù nổi ( Fulleborn). Người ta lấy phân hoà với nước muối bão hoà trong cốc thuỷ tinh để 20 – 30 phút, noãn nang có tỷ trọng nhẹ hơn nước muối bão hoà sẽ nổi lên và hớt noãn nang đặt lên lam, kiểm tra dưới kính hiển vi.

Chẩn đoán lâm  sàng

Người căn cứ vào các triệu chứng điển hình như: ỉa lỏng, phân nhày, có máu tươi ( lỵ đỏ) và căn cứ vào các khu vực có lưu hành bệnh.

Hai phương pháp trên kết hợp thì mới có hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh cầu trùng.

7.      Phòng bệnh

+ Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; Diệt nha bào bằng cách đốt nền chuồng khi đưa đàn mới hoặc phun thuốc sát trùng như: Hupha-Iodin 10%.

+  Đặc biệt nên phòng bằng thuốc cho bê nghé con bắt đầu từ 5 tuần tuổi/ trước khi bê nghé bắt đầu ăn cỏ. Cũng để chống các vi khuẩn kế phát gây bệnh tiêu chảy. Dùng một trong hai loại thuốc sau:

1. Hupha-cox 5%: pha 3-4 ml/10Kg thể trọng/ngày. 1-2 ngày liên tục.

2. Hoặc dùng Hupha- SCP cầu trùng theo liệu trình: 10g/ 8-10 Kg thể trọng ngày 2 lần/ cho 3 ngày liên tục.

 +    Bổ sung cho uống kết hợp: 4g Bổ gan + 2g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít nước uống, giải độc, khôi phục hệ vi sinh vật có lợi đường ruột.

8.    Trị bệnh: Theo nguyên tắc cầm máu, bổ sung nước và chất điện giải, tăng cường sức đề kháng, bù đủ năng lượng. Rồi mới diệt cầu trùng và các loại vi khuẩn đường kế phát.

  + Cho uống Hupha-Điện giải, Gluco-C với liều điều trị: 3,5g/1,5 lit nước uống . Pha uống cả ngày.

* Phác đồ 1: Hupha-cox 5%: pha 3-4 ml/10Kg thể trọng/ngày. Buổi chiều Kết hợp Huphafloxacin hoặc Colimox  2-4 ngày liên tục.

 * Phác đồ 2: Hupha- SCP cầu trùng theo liệu trình: 10g/ 8-10 Kg thể trọng ngày 2 lần/ trong 5-10 ngày. Buổi chiều Kết hợp Huphafloxacin hoặc Colimox.

Có thể thay bằng các kháng sinh sau: Hupha – Nor-C; Neodox.

  +  Bổ sung cho uống kết hợp: 4g Bổ gan + 2g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít nước uống, giải độc, khôi phục hệ vi sinh vật có lợi đường ruột.

 


Có thể bạn quan tâm

BỆNH LAO BÒ (Bovine tuberculosis)
BỆNH LAO BÒ (Bovine tuberculosis)
BỆNH LAO BÒ (Bovine tuberculosis)

Do loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra, có 4 chủng chính gây bệnh cho gia súc, gia cầm và người: - Mycobacterium tuberculo humanus gây bệnh cho người. - Mycobacterium tuberculo bovis gây bệnh cho trâu bò. - Mycobacterium tuberculo avium gây bệnh cho gà. - Mycobacterium tuberculo marius gây bệnh cho chuột.

BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ (Ascaris suum)
BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ (Ascaris suum)
BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ (Ascaris suum)

Bệnh giun đũa bê nghé, do loài giun đũa có tên là Toxocaris Vitulorum gây nên. Chúng ký sinh ở ruột non của bê nghé. Chúng là loài giun rất dài, từ 19 - 23cm.

BỆNH VIÊM VÚ (Mastitis)
BỆNH VIÊM VÚ (Mastitis)
BỆNH VIÊM VÚ (Mastitis)

Viêm vú là phản ứng viêm của tuyến vú. Sự viêm là phản ứng của các mô tiết sữa trong bầu vú với các tổn thương về mặt cơ học hay các vi sinh vật xâm nhập vào vú. Phần lớn các trường hợp viêm là do các vi sinh...