Vi khuẩn Bacillus Anthracis: là loại trực khuẩn to Gram(+), kích thước 1-1,5 u * 0,5- 0,8 u. Nhuộm vi khuẩn đã nuôi cấy trên môi trường thấy vi khuẩn có nha bào ở giữa. Nếu là những tiêu bản máu, phủ tạng và qua phương pháp nhuộm đặc biệt thấy có giáp mô.
Bệnh nhiệt thán có ở kắp nơi, bệnh có tính chất địa phương, theo mùa nhất là những tháng mưa nhiều ẩm. Ở Viêt Nam đã có nhiều ổ dịch nhiệt thán xảy ra làm chết nhiều gia súc , cả người cũng lây bệnh.
1. Triệu chứng lâm sàng: có nhiều thể bệnh
- Thể quá cấp tính: Vật bỏ ăn, thở gấp, nhiệt độ tăng 40- 410C, quay cuồng vật quỵ ngã chết nhanh các lỗ tự nhiên chảy máu.
- Thể cấp tính: Vật sốt cao thở nhanh bỏ ăn. Ở hầu ngực sưng nóng đau, mồm mũi có máu, bí đái bí ỉa, đái ra máu rồi chết trong vòng hai đến ba ngày.
- Thể ngoài da: Những chỗ sưng nóng đau sau thành mụn loét, đỏ thẫm, chảy nước vàng. Hạch lâm ba cổ sưng to.
2. Bệnh tích
Vật chết bụng chướng to, xác chóng thối. Hậu môn ứa máu lòi dom. Máu đen khó đông. Các hạch lâm ba ứ máu, sưng to.
Lách sưng to, nát nhũn. Ngoài ra các phủ tạng đều thể hiện sự bại huyết toàn thân.
3. Các phương pháp chẩn đoán
- Dựa trên các triệu chứng và bệnh tích điển hình
- Chẩn đoán vi trùng học: dùng phủ tạng , máu nuôi cấy trên các loại môi trường. Nhuộm tiêu bản phủ tạng hay khuẩn lạc tìm vi khuẩn
- Tiêm truyền cho chuột bạch, tốt nhất là chuột lang. Động vật thí nghiệm chết sau một đến hai ngày có các bệnh tích bại huyết, chỗ tiêm sưng thuỷ thũng dạng keo.
- Dùng phản ứng kết tủa Ascoli là một cách thử chính xác, xác định vi trùng nhiệt thán.
- Chẩn đoán phân biệt
+ Tụ huyết trùng: viêm phổi; máu không đen, khó đông như nhiệt thán; bệnh tích ở phổi rõ.
+ Ung khí thán; cũng có u nhưng ở bệnh ung khí thán khối u sờ vào có tiếng lạo sạo, khối u lạnh, có mùi bơ ôi.
- Dựa vào dịch tễ học
Chú ý đến sự lây nhiễm của những người tham gia mổ thịt trâu bò bị nhiệt thán.
4. Cách lấy bệnh phẩm
Lấy bệnh phẩm khó khăn vì nếu nghi nhiệt thán thì không được mổ xác. Có thể lấy bệnh phẩm máu, lá lách, ống xương.
5. Biện pháp phòng chống
- Hàng năm tiêm phòng vaccine nhược độc nha bào nhiệt thán sản xuất tại Xí nghiệp thuốc thú y trung ương.
- Dùng một trong các loại kháng sinh đặc hiệu chống vi khuẩn Tụ huyết trùng của Công ty Thuốc thú y Diễm Uyên (HUPHAVET) tiêm để điều trị: HUPHA FLOR 30 LA (1 ml/15 kg TT/48 giờ); HUPHA - MOXIN LA (1 ml/10 kg TT/48 giờ), HUPHA AM - TIN (1 ml/10 Kg TT/ 3 ngày), L 5000 (1 ml/10 kg/TT/3 ngày)
- Dùng một trong các loại thuốc tiêm bắp để giảm đau, hạ sốt: HUPHA – PARADOL B, HUPHA - ANAGIC - C
Có thể bạn quan tâm
Bệnh cầu trùng bò phân bố rộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Mỹ, thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra được xếp loại thứ 3 trong các bệnh gây hại cho bò (Swales, 1948). Bệnh cầu trùng là một trong các nguyên nhân gây bệnh...
Bệnh giun đũa bê nghé, do loài giun đũa có tên là Toxocaris Vitulorum gây nên. Chúng ký sinh ở ruột non của bê nghé. Chúng là loài giun rất dài, từ 19 - 23cm.
Do loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra, có 4 chủng chính gây bệnh cho gia súc, gia cầm và người: - Mycobacterium tuberculo humanus gây bệnh cho người. - Mycobacterium tuberculo bovis gây bệnh cho trâu bò. - Mycobacterium tuberculo avium gây bệnh cho gà. - Mycobacterium tuberculo marius gây bệnh cho chuột.
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET