Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH VIÊM VÚ (Mastitis)

Cập nhật: 11/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

1. Các khái niệm

            Viêm vú là phản ứng viêm của tuyến vú. Sự viêm là phản ứng của các mô tiết sữa trong bầu vú với các tổn thương về mặt cơ học hay các vi sinh vật xâm nhập vào vú. Phần lớn các trường hợp viêm là do các vi sinh vật xâm nhập.

            Quá trình viêm có các mục đích:

- Loại thải hay trung hoà các vi sinh vật xâm nhập.

- Hỗ trợ việc hồi phục các mô tổn thương do đó nó giúp cho vú trở lại trạng thái bình thường. Triệu chứng của viêm là rất rộng phụ thuộc vào mức độ phản ứng của biểu mô tuyến vú với tổn thương hay quá trình xâm nhiễm.

            Từng trường hợp viêm vú có thể xác định dựa trên mức độ trầm trọng và thời gian của quá trình viêm.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm vú truyền nhiễm:

-          Staphylococcus aureus

-          Streptococcus agalactiae

-          Coryne bacterium bovis

-          Mycoplasma bovis

Nguyên nhân gây viêm vú ngoài môi trường:

-          Các loại vi khuẩn Streptococcus khác

-          Coliform

-          Tụ cầu âm tính với phản ứng Coagulaza (CNS)

-          Pseudomonas aeruginosa, Actinomyces pyrogenes, nấm Candida, Bacillus spp, Serratia spp.

3. Triệu chứng

            Viêm vú thể tương mạc: Vú bị sưng ở một thuỳ hay toàn bộ do vi khuẩn phát triển thành các ổ viêm. Con vật có phản ứng đau khi ấn tay vào bầu vú, lượng sữa giảm. Nếu nhẹ thì vú không bị sưng nhưng sữa loãng hoặc có cục lổn nhổn. Con vật sốt 39,5 - 400C, giảm các hoạt động, ăn ít.

            Viêm vú thể cata: Các tế bào thượng bì biến dạng và bị tróc ra. Ở ổ viêm có dịch thẩm xuất, dịch này cùng với bạch cầu tạo ra một màng mỏng phủ trên niêm mạc ống dẫn sữa. Khi dẫn sữa màng này tróc ra lẫn vào trong sữa lợn cợn hoặc tạo cục gây tắc đường ống dẫn sữa. Thể này thường vú không bị sưng nhưng núm vú căng, sờ thấy có cục mềm bên trong.

            Viêm vú có mủ: Nếu bò nhiễm một số vi khuẩn sinh mủ sẽ tạo ra các ổ viêm lan tràn trong tuyến vú, thể này xuất phát từ viêm vú thể cata.

- Thể cấp tính: Con vật sốt cao 40 - 410C, mệt mỏi, kém ăn. Bầu vú và núm vú sưng đỏ từng thuỳ hay toàn bộ, sờ thấy nóng, ấn vào thấy con vật có biểu hiện đau. Lượng sữa giảm, sữa đầu tiên loãng, có màu hồng do xuất huyết tuyến sữa, về sau sữa vón cục và lẫn dịch mủ, màu vàng hay vàng nhạt, khi có nhiều mủ gây tắc ống dẫn sữa.

- Thể mạn tính: Con vật qua khỏi giai đoạn cấp tính, bầu vú giảm hiện tượng sưng đỏ, giảm đau nhưng sữa vẫn ít và loãng có các cặn mủ và nhớt, màu vàng nhạt.

            Viêm vú có máu: Bệnh thường ở thể cấp tính, con vật sốt cao 40 - 410C kéo dài hàng tuần, mệt mỏi, kém ăn. Bầu vú bị sưng to một phần hoặc toàn bộ, trên bầu vú có từng đám đỏ sẫm do tụ máu, khi ấn tay vào con vật có cảm giác đau, lượng sữa giảm, sữa loãng có màu hồng do lẫn máu.

4. Chẩn đoán

            Dựa vào triệu chứng lâm sàng.

            Dùng cồn 700.

            Đếm trực tiếp tế bào trong sữa trên kính hiển vi.

            Dùng phản ứng CMT (California Mastitis Test) phát hiện ngay viêm vú: Phản ứng đánh giá lượng tế bào thân có trong sữa. Đây là phản ứng đơn giản, dễ làm. Đặc biệt phản ứng CMT được dùng để định tính phi lâm sàng và trên cơ sở của phản ứng CMT mà lấy mẫu sữa gửi về phòng thí nghiệm để phân lập vi trùng.

- Cách tiến hành: Lấy một lượng sữa và một lượng thuốc thử tương đương vào một khay nhỏ sau đó trộn đều theo dõi sự tạo thành phức hợp kết dính.

- Đánh giá kết quả theo bảng sau:

 

Phản ứng

Tạo chất kết dính

Lượng tế bào thân / 1ml

Trong khoảng

Trung bình

Âm tính

Không

< 200.000

100.000

Dấu hiệu

Nhẹ

150.000 – 500.000

300.000

1+

Vừa

400.000 – 1.500.000

900.000

2+

Khá nặng

800.000 – 5.000.000

2.700.000

3+

Nặng

> 5.000.000

8.100.000

 

Thuốc thử cho phản ứng CMT đã được Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương kết hợp với chuyên gia người Bỉ nghiên cứu và chế thành công, thay thế cho thuốc thử ngoại nhập và giảm được nhiều giá thành.

            Phân lập vi khuẩn: Lấy mẫu sữa phải đảm bảo vô trùng. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh Viêm vú vì một số vi khuẩn tạp nhiễm thông thường cũng có những đặc tính tương tự như những vi khuẩn có khả năng gây ra viêm vú . Cách lấy mẫu:

- Trước khi lấy mẫu phải lau sạch các núm vú bằng cồn 700.

- Vắt bỏ vài ml sữa đầu tiên.

- Sữa được lấy vào ống hay lọ vô trùng.

- Để tách riêng từng mẫu và ghi nhãn cẩn thận.

- Các mẫu sữa được bảo quản lạnh ngay, vận chuyển về phòng thí nghiệm phân lập vi trùng.

5. Phòng bệnh

            Trước khi vắt sữa phải vệ sinh bầu vú, dùng khăn sạch cho riêng từng con.

            Phải vắt sữa 2 - 3 lần/ ngày và khi vắt phải vắt cho kiệt sữa.

            Khi vắt sữa xong cần ngâm ngay bầu vú vào dung dịch sát trùng hoặc nước muối 1 - 2% hoặc dung dịch sát trùng Rivanol 1 - 2%.

            Dùng máy vắt sữa các dụng cụ vắt phải sạch, tránh gây tổn thương bầu vú.

            Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh.

6. Điều trị

            Chăm sóc quản lý cho tốt, vệ sinh trước và sau khi vắt sữa.

           Dùng các loại kháng sinh của Công ty thuốc thú y Diễm Uyên (HUPHAVET) để điều trị: E. 5000-T hoặc E. 10000-U (1ml/10 kg TT/ 3 - 5 ngày), HUPHA GENTATYLAN (1ml/10kg/3 - 5 ngày) kết hợp với thông ống dẫn sữa, bơm kháng sinh vào bầu vú. Ngoài ra trợ sức trợ lực cho vật nuôi bằng HUPHA COMPLEX, Vita min B1, Vitamin C.



Có thể bạn quan tâm

Hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy

Bệnh thường xảy ra ở bê, nghé non dưới 6 tháng tuổi và vào mùa mưa ẩm làm bãi chăn, chuồng trại bị ô nhiễm. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: Do nhiễm vi khuẩn gây viêm ruột, nhiễm virus (thường là virus Parvo ở bê non), do ký...

BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ (Ascaris suum)
BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ (Ascaris suum)
BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ (Ascaris suum)

Bệnh giun đũa bê nghé, do loài giun đũa có tên là Toxocaris Vitulorum gây nên. Chúng ký sinh ở ruột non của bê nghé. Chúng là loài giun rất dài, từ 19 - 23cm.

BỆNH CẦU TRÙNG BÊ NGHÉ (Bovine Coccidiosis)
BỆNH CẦU TRÙNG BÊ NGHÉ (Bovine Coccidiosis)
BỆNH CẦU TRÙNG BÊ NGHÉ (Bovine Coccidiosis)

Bệnh cầu trùng bò phân bố rộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Mỹ, thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra được xếp loại thứ 3 trong các bệnh gây hại cho bò (Swales, 1948). Bệnh cầu trùng là một trong các nguyên nhân gây bệnh...