Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH UNG KHÍ THÁN (Gangrena Emphysomatosa)

Cập nhật: 11/11/2013

 1. Nguyên nhân

            Là bệnh truyền nhiễm cấp tính của trâu bò, gây nên do trực khuẩn Clostridium chauvoeiClostridium perfringens. Vi khuẩn Gram dương, di động, trong các ung hình thành nha bào. Vi khuẩn mọc trong môi trường yếm khí (nước thịt VP) sủi bọt sinh khí sau 2 - 3 ngày, di động trên mặt thạch đứng làm cho mặt thạch nứt nẻ, sinh hơi.

            Ánh sáng mặt trời diệt được nha bào trong 24 giờ, sấy khô nha bào không chết mà có thể sống được nhiều năm. Trong xác chết nha bào sống được 3 tháng, trong đất ẩm nha bào sống được 10 - 18 năm, ở nhiệt độ 700C vi khuẩn chết sau 30 phút. Hấp ướt 1200C diệt được nha bào, dung dịch Formol 3% diệt được vi khuẩn trong 15 phút.

            Trâu, bò, dê, cừu, súc vật non dễ mắc hơn súc vật già. Chuột lang rất mẫn cảm với bệnh, ngược lại thỏ có sức đề kháng với bệnh.

2. Truyền lây

            Bệnh không lây trực tiếp từ con bệnh sang con khoẻ. Nha bào được giải phóng ra từ xác chết lẫn trong môi trường, tồn tại trong thời gian dài đến lúc con vật khoẻ ăn phải, nha bào xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc các vết thương ngoài da rồi nảy mầm thành vi khuẩn khi có 2 điều kiện thích hợp (thiếu không khí, được bảo vệ chống lại thực bào).

            Bệnh thường xảy ra vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều.

3. Triệu chứng

            Thể quá cấp tính: Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ trong vòng 3 - 6 giờ, con vật chết đột ngột chưa kịp biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình. Con vật đang ăn hoặc cày kéo đột nhiên quỵ ngã rồi chết chỉ trong vài giờ. Một số con có ung ở đùi, bụng hoặc các vị trí khác trong cơ thể, ung phát triển rất nhanh. Thể này thường gặp ở gia súc non, tỷ lệ chết cao có khi 100%.

            Thể cấp tính: Bệnh xảy ra trong vòng 2, 3 ngày hoặc 1 tuần, con vật sốt 39 - 39,50C, mệt mỏi, uể oải nhưng vẫn ăn uống đến khi chết. Các ung xuất hiện trên mình con vật nhất là các bắp thịt lớn, chỗ sưng không cố định, có thể di chuyển từ mông, đùi xuống ức, bụng, chân. Khối ung lúc đầu nóng, tấy đau, sau ít đau hơn, to dần lên, da căng, lùng nhùng, ấn tay vào có tiếng kêu lạo xạo. Khối ung có thể vỡ, tương dịch chảy ra ngoài, thượng bì tróc ra từng mảng, da nhăn nheo có màu thâm tím, khi có khối ung ở cổ con vật luôn thè lưỡi, khó thở, rất dễ nhầm với bệnh Tụ huyết trùng. Trong vòng 2 - 3 ngày sau đó thân nhiệt hạ và con vật chết. Sau khi chết bụng chướng rất to, lòi dom. Cũng có trường hợp bị liệt 4 chân, bí đái, bí ỉa rồi chết.

4. Bệnh tích

            Xác con vật chết chậm thối, mổ ra có mùi bơ ôi. Bệnh tích điển hình là các khối ung, ở giữa ung bắp thịt thâm tím, đen xám hoặc nâu xám, hoại tử, nhìn như miếng thịt chín, có chất keo lầy nhầy, nhìn như thịt đông, cắt sâu vào thấy sùi bọt khí, có tiếng lạo xạo. Ung thẩm thấu tương dịch màu thẫm. Hạch bạch huyết ở vùng có ung sưng to, thuỷ thũng, thẩm thấu tương dịch. Phủ tạng ở vùng có ung bị tụ máu, màng gan có đốm hoại tử, mật sưng. Máu sẫm màu, không tím đen và khó đông như trường hợp ở bệnh Nhiệt thán.

5. Chẩn đoán

            Dựa vào dịch tễ và triệu chứng lâm sàng: Bệnh thường xảy ra ở các ổ dịch cũ có nha bào ung khí thán với hiện tượng xuất hiện những khối ung sinh hơi, ấn tay vào thấy tiếng kêu lạo xạo ở các bắp thịt cùng với triệu chứng sốt, uể oải, kém ăn.

            Cần phân biệt với bệnh:

Bệnh Tụ huyết trùng có sưng hầu và hạch trước vai, chỗ sưng nóng, thuỷ thũng, ấn vào giữ nguyên vết lõm, không lạo xạo. Hầu sưng gây thè lưỡi, khó thở. Mổ khám thấy tụ huyết nặng ở hạch và khí quản, bắp thịt thấm tương dịch màu hồng.

Bệnh Nhiệt thán sốt cao 40 - 410C, có ung nhiệt thán ở cổ họng, ngực, bụng. Chỗ sưng cứng, nóng, đau, không sinh hơi, ít thuỷ thũng, khi vỡ ra hình thành vết loét có màu tím đen. Con vật chết lòi dom, thè lưỡi, có rỉ máu đen khó đông ở các lỗ tự nhiên. Lách sưng to mềm nhũn như bùn.

            Cần lấy mẫu để chẩn đoán trong phòng thí nghiệm, kiểm tra dịch khối u phát hiện vi khuẩn và nha bào. Cấy dịch khối u trên môi trường yếm khí phát hiện sự phát triển của vi khuẩn có sinh hơi và di động. Tiêm truyền huyễn dịch bệnh phẩm vào bắp thịt chuột lang sau 2 - 3 ngày chuột chết, có thuỷ thũng, tụ huyết, phiết tiêu bản soi kính hiển vi tìm vi khuẩn.

6. Điều trị

     - Dùng một trong các loại kháng sinh đặc hiệu chống vi khuẩn Ung khí thán của Công ty Thuốc thú y Diễm Uyên (HUPHAVET) tiêm để điều trị: HUPHA FLOR 30 LA (1 ml/15 kg TT/48 giờ); HUPHA - MOXIN LA (1 ml/10 kg TT/48 giờ), HUPHA AM - TIN (1 ml/10 Kg TT/ 3 ngày), L 5000 (1 ml/10 kg/TT/3 ngày); HUPHA - GENTATYLAN (1 ml/10 kg TT/ 3 ngày).

      - Dùng một trong các loại thuốc tiêm bắp để giảm đau, hạ sốt: HUPHA – PARADOL B, HUPHA -  ANAGIC - C

    - Súc vật bệnh mệt mỏi cần tiêm các loại thuốc trợ sức như: Vitamin B1, HUPHA ADE.B.Complex, Vitamin C.



Có thể bạn quan tâm

BỆNH SÁN LÁ GAN (Liver fluke disease)
BỆNH SÁN LÁ GAN (Liver fluke disease)
BỆNH SÁN LÁ GAN (Liver fluke disease)

Bệnh sán lá gan ở gia súc do loài Fasciola (Fasciola hepatica, Fgigantica). Cả 2 loài đều rất phổ biên ở trâu, bò, dê, cừu, thỏ, chó, mèo.

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ (Pasteurellosis)
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ (Pasteurellosis)
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ (Pasteurellosis)

Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm do loại cầu trực khuẩn Pasteurella multocida và Pasteurella heamolitica gây ra hiện tượng tụ huyết, xuất huyết ở một số vùng trong cơ thể, chủ yếu là phổi, tim và có thể cả ruột. Vi khuẩn xâm nhập vào...

Hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy

Bệnh thường xảy ra ở bê, nghé non dưới 6 tháng tuổi và vào mùa mưa ẩm làm bãi chăn, chuồng trại bị ô nhiễm. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: Do nhiễm vi khuẩn gây viêm ruột, nhiễm virus (thường là virus Parvo ở bê non), do ký...