Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH LAO BÒ (Bovine tuberculosis)

Cập nhật: 11/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 1. Nguyên nhân

            Do loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra, có 4 chủng chính gây bệnh cho gia súc, gia cầm và người:

-          Mycobacterium tuberculo humanus gây bệnh cho người.

-          Mycobacterium tuberculo bovis gây bệnh cho trâu bò.

-          Mycobacterium tuberculo avium gây bệnh cho gà.

-          Mycobacterium tuberculo marius gây bệnh cho chuột.

Các chủng đều mang những tính chất chung của Mycobacterium tuberculosis nhưng khác nhau về tính chất nuôi cấy, gây bệnh cho động vật. Song các chủng vi khuẩn lao có thể lây chéo từ loài động vật này sang loài động vật khác.

            Trực khuẩn lao mảnh, không có nha bào, giáp mô nhưng kháng được cồn, kháng axit. Có sức đề kháng cao trong phân, trong đờm, chúng chỉ mất độc lực sau 70 ngày, ở chỗ tối có thể sống được hàng tháng. Trong lớp độn chuồng dày 40 cm vi khuẩn có thể sống được 4 năm, ánh sáng mặt trời có thể diệt được vi khuẩn sau 8 giờ, axit phenic 5 % có thể diệt chết vi khuẩn sau 30 phút, axit boric diệt được trực khuẩn trong vòng 12 giờ, vôi bột có tác dụng diệt vi khuẩn tốt.

2. Truyền lây

            Các chất trong ổ lao, mủ, dịch bài xuất, đờm, dãi, phân, sữa của con bệnh đều có chứa vi khuẩn, con bệnh cũng có thể thải mầm bệnh qua nước tiểu.

            Mầm bệnh có thể qua đường hô hấp do hít phải bụi bẩn, qua đường tiêu hoá do con vật ăn phải thức ăn có chứa mầm bệnh. Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa.

3. Triệu chứng

            Thời kỳ xơ nhiễm: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh tích cục bộ và hạch lâm ba phụ cận. Triệu chứng lúc này không rõ ràng, bệnh tích lúc này có thể thấy là các hạt viêm (hạt lao), những hạt này có thể tạo thành những đám bã đậu hay caxi hoá cứng lại.

            Thời kỳ hậu  nhiễm: Khi cơ thể yếu, vi khuẩn từ những hạt bã đậu này có thể tiếp tục lan truyền ra khu trú ở nhiều cơ quan khác nhất là các cơ quan đường hô hấp, vi khuẩn tấn công vào các phế nang phổi làm thành các hang hốc lớn để khu trú và phát triển ra nhiều cơ quan khác làm cho con vật ngày càng gầy yếu, thêm với triệu chứng ho khan, gầy còm.

            Thời kỳ lao lan toả: Cơ thể suy nhược, mất khả năng đề kháng trong lúc vi khuẩn tiếp tục xâm nhập toàn thân, bài xuất dịch kèm theo mủ hay bã đậu theo đường hô hấp ra miệng. Tuỳ theo cơ quan khu trú chia ra như sau:

- Lao phổi: Có triệu chứng ho khan từng cơn, khi thời tiết lạnh, con vật lao động nặng, có triệu chứng ho nhiều hơn, đờm dãi bật ra miệng sau nuốt lại, con bệnh gầy sút nhanh, da khô, lông dựng đứng, mất khả năng sinh sản. Bệnh nặng có thể ho bật máu ra miệng hay lỗ mũi, thở nặng nề.

- Lao hạch: Xuất hiện đầu tiên ở hạch, thường đã lao phổi thì hạch phổi cũng bị nhiễm vi khuẩn. Sau đó theo hệ bạch huyết vi khuẩn di chuyển đến các hạch ở những nơi khác trong cơ thể. Các hạch hay bị nhiễm là hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch dưới hàm và hạch trước tuyến tai. Hạch ruột nhiễm vi khuẩn thường con vật có biểu hiện rối loạn tiêu hoá, hạch sát dây thần kinh thường làm con vật đi lại khó khăn.

- Lao vú: Thường xảy ra với bò cái đang khai thác sữa, vi khuẩn lao khu trú, phát triển trong tuyến sữa làm cho bầu vú, núm vú bị biến dạng, sờ thấy những cục lổn nhổn, chùm hạch vú sưng to cứng và nổi cục.

- Lao ruột:  con bệnh ỉa chảy dai dẳng, phân tanh khắm có lúc lại táo bón. Con bệnh gày yếu, có khi bị chướng hơi dạ cỏ. Mặc dù trâu bò đều có thể mắc bệnh lao với những triệu chứng giống nhau nhưng trâu ít mắc bệnh lao hơn bò.

4. Bệnh tích

            Các hạt lao lúc đầu nhỏ tấy đỏ sau chuyển sang màu xám hay trắng nhạt, khó bóc và có giới hạn rõ rệt. Các hạt lao thường có ở phổi, màng treo ruột và đôi khi thấy cả ở các cơ bắp. Khi các hạt lao có nhiều trong phổi, nếu nắn các thuỳ phổi có cảm giác như phổi có lẫn cát, cắt ra có tiếng kêu lạo xạo. Các hạt lao được gọi là hạt xám phát triển dần bằng hạt đỗ xanh, hạt ngô. Dần dần trong hạt thoái hoá biến thành chất bã đậu có màu vàng hay trắng đục gọi là hạt vàng, có thể vỡ ra hay tạo thành hạt xơ.

            Đám viêm bã đậu: Sau khi các hạt lao vỡ ra làm cho các tổ chức xung quanh trở thành tổ chức bã đậu nát và thấm tương dịch. Tuỳ vào tiến triển của bệnh, các đám viêm bã đậu có thể thuần nhất trên một cơ quan. Song thường trên một cơ quan có thể thấy nhiều dạng bệnh tích khác nhau.

            Khối tăng sinh thượng bì: Các hạt lao bị bã đậu hoá, canxi hoá thành những khối tăng sinh thượng bì có kích thước bằng quả táo hay quả ổi.

5. Chẩn đoán

            Dùng phản ứng Tuberculin: Đối với động vật sống, người ta dùng kháng nguyên Tuberculin (Tuberculin mamiferTuberculin avian) tiêm dưới da cổ hoặc khấu đuôi. Sau 72 giờ đọc kết quả dựa vào độ dày da chỗ tiêm. Phương pháp này có thể kiểm tra một số lượng lớn trâu bò trong một thời gian.

            Dựa vào triệu chứng lâm sàng, con vật hay sốt vào buổi chiều, gõ nhẹ vùng phổi hoặc quan sát biểu hiện bệnh lý ở vú, hạch lâm ba, rối loạn tiêu hoá. Con vật gầy còm, da khô, lông bết và dựng đứng.

            Dựa vào bệnh tích các hạt lao, đám viêm bã đậu và các khối tăng sinh thượng bì trong khí quản và các cơ quan nội tạng.

       Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu bệnh phẩm, nuôi cấy trên môi trường LowecinstinPetraguani. Phát hiện mầm bệnh bằng phiết kính trực tiếp nhuộm Zinlenson và quan sát trên kính hiển vi.

6. Phòng chống bệnh

         Dùng vaccin BGG (Bacterium Galmetta Guerin 1924) là loại vaccin nhược độc khi tiêm cho trâu bò tạo miễn dịch tốt. Tiêm dưới da yếm liều 40 - 100ml vào 15 ngày tuổi, nhưng hiện nay ít dùng vì sẽ khó chẩn đoán bệnh lao.

        Thường xuyên kiểm tra bằng phản ứng Tuberculin, những con có phản ứng dương tính phải loại bỏ. Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt.


Có thể bạn quan tâm

Hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy

Bệnh thường xảy ra ở bê, nghé non dưới 6 tháng tuổi và vào mùa mưa ẩm làm bãi chăn, chuồng trại bị ô nhiễm. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: Do nhiễm vi khuẩn gây viêm ruột, nhiễm virus (thường là virus Parvo ở bê non), do ký...

BỆNH SÁN LÁ GAN (Liver fluke disease)
BỆNH SÁN LÁ GAN (Liver fluke disease)
BỆNH SÁN LÁ GAN (Liver fluke disease)

Bệnh sán lá gan ở gia súc do loài Fasciola (Fasciola hepatica, Fgigantica). Cả 2 loài đều rất phổ biên ở trâu, bò, dê, cừu, thỏ, chó, mèo.

BỆNH UNG KHÍ THÁN (Gangrena Emphysomatosa)
BỆNH UNG KHÍ THÁN (Gangrena Emphysomatosa)
BỆNH UNG KHÍ THÁN (Gangrena Emphysomatosa)

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính của trâu bò, gây nên do trực khuẩn Clostridium chauvoei và Clostridium perfringens. Vi khuẩn Gram dương, di động, trong các ung hình thành nha bào. Vi khuẩn mọc trong môi trường yếm khí (nước thịt VP) sủi bọt sinh khí sau 2 -...