Trên thế giới bệnh đã có từ lâu : ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm bệnh tụ huyết trùng ở các loại gia súc đều xẩy ra hầu như quanh năm tại mọi địa phương Bắc, Trung, Nam và ở tất cả các vùng từ vùng núi, trung du cho đến đồng bằng. Tuy vậy, bệnh tụ huyết trùng có đặc điểm địa phương ít lây lan.
1. Triệu chứng lâm sàng : Bệnh tụ huyết trùng có nhiều thể .
- Thể quá cấp tính: Vật có thể hung dữ điên cuồng, chết rất nhanh chóng trong 24 giờ.
- Thể cấp tính ( thể thường gặp ) : từ 1 - 3 ngày, thân nhiệt tăng ( trâu bò : 40 - 41oC) niêm mạc mắt, mũi đỏ. Vật chảy nước dãi, nước mũi, mắt. Vật có khi ho khan, hạch lâm ba sưng, nhất là hạch hầu. Có con có hiện tượng bụng chướng to. Không điều trị kịp thời vật sẽ chết.
- Thể mạn tính : Có hiện tượng viêm khớp , da hoại tử.
Nói chung có triệu chứng sốt cao, chảy nước dãi, mũi, mắt, ho. Ta nên nghĩ đến vật bị bệnh tụ huyết trùng.
2. Bệnh tích đại thể
Tụ huyết, xuất huyết, tổ chức liên kết dưới da lấm tấm xuất huyết.
Viêm phổi, viêm hạch lâm ba, viêm ngoại tâm mạc, bao tim tích nước.
Có thể viêm ruột, phúc mạc thường xuất huyết.
3. Các phương pháp chuẩn đoán
- Dựa trên những triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh.
- Chuẩn đoán vi trùng học là cơ bản : phết kính tiêu bản nhuộm Giemsa, Gram.
- Tiêm truyền qua động vật thí nghiệm: chuột bạch chết nhanh trong vòng 24 giờ.
- Nuôi cấy trên các loại môi trường xem đặc tính sinh hoá.
- Nhiệt thán ở trâu bò: Thịt đen, máu đen, khó đông, lách sưng to, nát nhũn như bùn.
- Ung khí thán : ở các bắp thịt có những khối u, có tiếng lạo xạo, có mùi bơ ôi.
- Bệnh ngộ độc chết hàng loạt hay lẻ tẻ không sốt.
- Viêm màng phổi truyền nhiễm ở bò: Bò ho nhiều, bệnh thường tiến triển trong vòng vài ngày. Các nang phổi bị xơ hoá.
5. Lấy mẫu bệnh phẩm :
Chủ yếu lấy được máu phủ tạng ( phổi, gan, lách ), ống xương đưa đến phòng thí nghiệm càng nhanh càng tốt trong điều kiện lạnh 0- 10oC.
6. Biện pháp phòng chống bệnh tụ huyết trùng
- Tiêm vaccine tụ huyết trùng của Xí nghiệp thuốc thú y trung ương I - II định kỳ một năm hai lần.
- Dùng một trong các loại kháng sinh đặc hiệu chống vi khuẩn Tụ huyết trùng của Công ty Thuốc thú y Diễm Uyên (HUPHAVET) tiêm để điều trị: HUPHA FLOR 30 LA (1 ml/15 kg TT/48 giờ); HUPHA - MOXIN LA (1 ml/10 kg TT/48 giờ), HUPHA AM - TIN (1 ml/10 Kg TT/ 3 ngày)
- Dùng một trong các loại thuốc tiêm bắp để giảm đau, hạ sốt: HUPHA – PARADOL B, HUPHA - ANAGIC - C
- Súc vật bệnh mệt mỏi cần tiêm các loại thuốc trợ sức như: Vitamin B1, HUPHA ADE.B.Complex, Vitamin C
Có thể bạn quan tâm
Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, làm cho dê tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, người nuôi cần chủ động các biện pháp...
Do loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra, có 4 chủng chính gây bệnh cho gia súc, gia cầm và người: - Mycobacterium tuberculo humanus gây bệnh cho người. - Mycobacterium tuberculo bovis gây bệnh cho trâu bò. - Mycobacterium tuberculo avium gây bệnh cho gà. - Mycobacterium tuberculo marius gây bệnh cho chuột.
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET