Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH SÁN LÁ RUỘT (Fasciolopsis)

Cập nhật: 01/12/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 1. Đặc điểm

            Bệnh sán lá ruột lợn là một bệnh ký sinh trùng quan trọng trong chăn nuôi lợn. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non lợn, ký chủ trung gian là một loài ốc sống trong đầm lầy.

2. Nguyên nhân

         Do một loại ký sinh trùng có tên Fasciolopsis buski gây ra, thường thì khoảng 70% lợn nuôi theo hộ gia đình, cho lợn ăn bèo, rong sống đều mắc bệnh sán lá ruột. Lợn nuôi theo phương pháp công nghiệp không cho ăn rau, bèo sống hầu như­ không mắc bệnh. Lợn nuôi ở vùng đồi núi, trung du không ăn rau bèo sống ở dưới nước, lợn con ch­a ăn rau bèo sống ở dưới nước cũng không bị mắc bệnh.

         Sán trưởng thành có hình dẹt thân phình ra thon lại ở hai đầu. Chúng ký sinh ở ruột non lợn, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi trứng nở thành ấu trùng ký sinh ở ký chủ trung gian là ốc, rồi phát triển qua các giai đoạn chui ra khỏi vỏ ốc phát triển thành kén ở các giai đoạn khác nhau. Kén bám vào thân cỏ và rau, lợn ăn phải rau cỏ có nhiễm kén sán lá ruột. Khi vào ruột lợn, kén phát triển thành sán trưởng thành.

3. Triệu chứng

         Lợn lớn khi ăn rau bèo, rong dưới nước mới bị nhiễm bệnh. Lợn kém ăn, gầy yếu do suy dinh d­ưỡng, lông sù, dựng do sán hút hết chất dinh dư­ỡng, chậm lớn, tăng trọng kém, lợn thường xuyên ỉa chảy, phân tanh. Lợn nái nuôi con nhiễm sán nặng làm cho lư­ợng sữa giảm, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu.

         Độc tố của sán tiết ra gây rối loạn tiêu hoá ở lợn con gây táo bón xen kẽ ỉa chảy, lợn còi cọc, chậm lớn.

         Khi mổ khám nhìn bên ngoài ruột non không đều, không nhẵn, có nhiều nốt sần to, cứng, bên trong chứa nhiều sán trưởng thành, thành ruột bị viêm loét.

4. Chẩn đoán

            Cần phân biệt với các bệnh ký sinh trùng đư­ờng ruột khác bằng cách lấy mẫu phân dùng phương pháp lắng cặn kiểm tra sự có mặt của trứng.

5. Phòng bệnh

         Không cho lợn ăn rau bèo sống.

         Vệ sinh môi trư­ờng xung quanh, thường xuyên quét dọn chuồng, dọn phân thường xuyên không để l­ưu cữu, phân phải đem ra ủ để diệt trứng sán. Tránh nhiễm ấu trùng vào ốc.

         Tăng cư­ờng chăm sóc, nuôi d­ưỡng, thường xuyên cho lợn ăn thức ăn hợp vệ sinh, đủ dinh dư­ỡng. Khi cho lợn ăn thức ăn xanh, rau cần phải rửa sạch, để ráo nước rồi mới cho ăn.

         Định kỳ tẩy giun sán.

         Tránh cho lợn tiếp xúc với ký chủ trung gian.

6. Điều trị

         Dùng Dovennix của Pháp tiêm hoặc Fasciolid của Bungari để tiêm.

         Những thuốc tẩy sán lá ruột thường rất độc nên khi dùng phải chú ý, không nên tẩy sán lá ruột cho lợn con và lợn nuôi công nghiệp vì chúng rất ít khi nhiễm sán lá ruột.

         Nếu trong tr­ường hợp bị viêm ruột, loét nặng do một số vi khuẩn kế phát của đư­ờng ruột ta dùng một số loại kháng sinh nh­ Ampicilin, Chloramphenicol.


Có thể bạn quan tâm

BỆNH SUYỄN LỢN (Pneumonia enzootica suum)
BỆNH SUYỄN LỢN (Pneumonia enzootica suum)
BỆNH SUYỄN LỢN (Pneumonia enzootica suum)

Bệnh suyễn hay còn gại là bệnh Viêm phổi địa phương, là một bệnh truyền nhiễm ở phổi, gây ra do Mycoplasma hyoneumonia. Biểu hiện đặc trưng con vật ho, bệnh tiến triển chậm và tỷ lệ chết thấp, nhưng nó gây thiệt hại về kinh tế rất lớn bởi...

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn

BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN (Erysipelas)
BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN (Erysipelas)
BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN (Erysipelas)

Bệnh đóng dấu lợn là một bệnh truyền nhiễm ở loài lợn do một loại trực khuẩn rất nhỏ Gram dương có tên là Erysipelothrix. Bệnh gây xuất huyết, viêm da, toàn thân bại huyết. Trên da viêm có những đám xuất huyết theo hình vuông, hình tròn.