Bệnh suyễn hay còn gại là bệnh Viêm phổi địa phương, là một bệnh truyền nhiễm ở phổi, gây ra do Mycoplasma hyoneumonia. Biểu hiện đặc trưng con vật ho, bệnh tiến triển chậm và tỷ lệ chết thấp, nhưng nó gây thiệt hại về kinh tế rất lớn bởi làm giảm năng suất chăn nuôi.
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính là do Mycoplasma hyoneumonia, nguyên nhân kết hợp thì do nhiều loại vi khuẩn và virus khác, ký sinh trùng ... giúp cho bệnh kéo dài như Haemophilus suis, Pasteurella, Streptococcus, E. coli, Salmonella, ấu trùng giun đũa, giun phổi.
Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém cũng là yếu tố làm bệnh phát ra như cho ăn uống kém, nhốt chật, chuồng trại bẩn thỉu, nồng độ amoniac và độ ẩm trong chuồng quá cao, nhất là những khi thời tiết thay đổi.
Đặc điểm của bệnh là viêm phế quản, phổi, màng phổi, bệnh tiến triển chậm, hai bên viêm đối xứng. Nguồn lây lan trực tiếp từ con ốm sang con khoẻ, qua không khí, chất thải, dịch bài xuất.
2. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 10 - 20 ngày. Lúc đầu lợn kém ăn, mệt mỏi, sốt, tăng trọng thấp, ho, thở thóp bụng, khi thay đổi thời tiết lợn thở có tiếng khò khè. Lợn nái chửa thường bị sẩy thai và chết lưu thai ở giai đoạn cuối. Nếu cần phát hiện lợn bệnh ta quan sát vào khoảng thời gian 3 - 4 giờ sáng nhất là vào những ngày lạnh trời. Nếu ban ngày đuổi lợn chạy vài vòng liên tục, con nào không chạy nổi và ngồi thở thể bụng thì có biểu hiện bệnh.
Thể cấp tính: Xảy ra đột ngột khi vận chuyển lợn đi xa hoặc đột ngột thay đổi điều kiện nuôi dưỡng. Con vật sốt 40,6 - 41,70C, ho khan từng cơn nhất là ban đêm và sáng sớm hoặc khi dồn đuổi. Lợn gầy sút, tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn cao hơn bình thường. Thể cấp tính xảy ra ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ chết có khi đến 50%.
Thể á cấp tính và mạn tính: Thường hay gặp nhất, bắt đầu bằng những triệu chứng nhẹ, lợn mệt mỏi, da bệch, sốt nhẹ, sau đó 1 - 2 tuần lợn ho khan từng cơn, thở nhanh, dấu hiệu viêm phổi. Nếu lợn vận động nhiều thì thở thể bụng khó khăn hay bị ngạt thở mà chết. Ăn uống kém, chậm lớn, đôi khi có biểu hiện viêm khớp. Một trong những triệu chứng quan trọng là bệnh phát triển từ từ ở tất cả các lứa tuổi của lợn trong đàn và mang tính dịch địa phương. Những yếu tố môi trường như không khí bẩn, nồng độ amoniac và độ ẩm cao thúc đẩy bệnh trầm trọng. Đặc biệt, sự nhiễm khuẩn kế phát trở thành ổ dịch viêm phổi, nặng nhất ở 2 - 4 tháng tuổi.
3. Bệnh tích
Khi mổ khám thấy hệ thống hô hấp bị xuất huyết, bệnh tích tập trung chủ yếu ở phổi với tính chất viêm phổi kết hợp. Những tổn thương ở phổi nhục hoá thường tập trung đối xứng thuỳ hai bên, thuỳ đỉnh, thuỳ giữa, có thể viêm cả màng phổi. Những vùng nhục hoá có màu như gan, đất, nếu cắt một miếng bỏ vào nước thấy chìm, trên mặt cắt đầy bọt màu trắng, trong phế quản thấy chứa đầy dịch rỉ viêm và bọt khí.
4. Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ, triệu chứng ho, sốt nhẹ, tăng trọng kém, tiến triển bệnh từ từ, mạn tính, mang tính chất địa phương.
Cần phân biệt với các bệnh truyền nhiễm có viêm phổi như Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, giun phổi ...
Dựa vào điều trị để chẩn đoán.
Dùng phương pháp tổ chức học, lấy bệnh phẩm phổi bảo quản cố định ngay trong dung dịch formaldehyde 10%, kiểm tra bệnh tích vi thể.
5. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh:
+ Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; định kỳ phun thuốc sát trùng như: Hupha-Iodin 10%
+ Tiêm vác xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Tăng sức đề kháng bằng cách cho ăn, uống thường xuyên các loại thuốc bổ trợ:
2g Men TH sống + 2g Bổ gan + 5g Điện giải + 2g Multivitamix (hoặc + 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc) hòa chung vào 1 lít nước uống.
+ Bổ sung định kỳ 1 tháng 2 lần, mỗi lần 2-3 ngày vào thức ăn một trong số các loại thuốc sau để ngăn chặn vi khuẩn hô hấp:
Hupha- Dosin: 1g/lít nước uống.
Hupha-Colimox: 1g/lít nước uống.
Hupha-Spectin (hàm lượng cao): 0.15g/3lít nước uống.
Hupha-CRD: 1g/lít nước uống.
Hupha- Flor 4,5%: 2g/lít nước uống.
-Trị bệnh:
* Tách những con nhiễm bệnh ra khỏi đàn.
* Giữ chuồng trại khô ráo sạch sẽ ấm vào đông thoáng mát vào mùa hè
* Ăn các thức ăn dễ tiêu hóa.
* Trợ sức, trợ lực bằng Hupha-Gluco-C : 1ml/10kgTT/ngày.
* Hạ sốt bằng Hupha-Analgin-C cùng với Calxi-B12: 1-2ml/10kgTT/ngày. Bổ sung điện giải bằng cách tiêm hoặc uống.
Sau đó điều trị bằng các thuốc đặc hiệu theo các phác đồ sau:
1. Bệnh nhẹ: Cho uống Hupha-Bromhexin-B 0,5g/10kgTT giảm ho, sau đó cho uống Hupha-CRD 1g/10kgTT; Hoặc trộn lẫn 2 thứ cho uống 5-7 ngày liên tục (hoặc trộn 0,5g Hupha-Bromhexin-B + 1g Hupha-Dosin cho uống 5-7 ngày liên tục).
2. Bệnh nặng tiêm: 5-7 ngày liên tục
+ Hupha-Tylanject 200 LA ( hoặc Hupha-Doflor LA) 1ml/10kgTT/24-48 giờ.
+ Hupha-Moxin LA: 1ml/10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ
+ Hupha-Am-Tin: 1ml/10kgTT/ngày/ 24-48 giờ
+ Hoặc tiêm L-5000 1ml/10kgTT/ 12-24 giờ.
Chiều tiêm bổ xung Hupha-ADE.Bcomplex...để tăng sức đề kháng.
* Để con vật chóng ăn cho uống cả ngày kết hợp: 2g Multivitamix + 4g Bổ gan +4g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít nước để bồi bổ sức khỏe, giải độc, khôi phục hệ vi sinh vật có lợi đường ruột.
Nguồn / Tác giả: Huphavet
Có thể bạn quan tâm
Bệnh sán lá ruột lợn là một bệnh ký sinh trùng quan trọng trong chăn nuôi lợn. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non lợn, ký chủ trung gian là một loài ốc sống trong đầm lầy.
Bệnh do siêu vi trùng gây ra, lây lan mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa lợn với trâu bò, dê mắc bệnh. Cũng có thể lây gián tiếp qua người, súc vật, hoặc thịt thú bệnh được mang từ vùng này sang vùng khác .
Vi khuẩn Actinobacillus suis được phân lập từ những ca bệnh bị nhiễm trùng máu, có biểu hiện viêm màng tim, viêm khớp ở lợn từ 1 - 6 tuần tuổi. Và đôi khi từ những hội chứng nh viêm màng phổi, viêm màng não, viêm tử cung ở lợn...
Thứ Hai - Thứ Sáu
Thứ Bẩy
Chủ Nhật
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET