Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Bệnh viêm phổi ở bê, nghé

Cập nhật: 22/02/2020

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

(Người Chăn Nuôi) - Đây là bệnh truyền nhiễm, thường gặp ở bê, nghé dưới một năm tuổi, đặc biệt ở bê, nghé mới sinh đến vài tháng tuổi, do sức đề kháng của cơ thể còn yếu. Bệnh thường xuất hiện vào những thời kỳ chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông hoặc đầu xuân.

Nguyên nhân

Do thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, một số loại vi khuẩn, virus có mặt trong đường hô hấp hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể phát triển và gây bệnh. Về mùa lạnh, thức ăn, nước uống không được cung cấp đầy đủ theo nhu cầu; Chuồng trại không được vệ sinh định kỳ, ẩm ướt, mật độ nuôi nhốt cao sẽ làm sức đề kháng của cơ thể vật nuôi yếu hơn. Bên cạnh đó, một số vi khuẩn gây bệnh luôn cư trú trong đường hô hấp của bê, nghé như: vi khuẩn liên cầu khuẩn, vi khuẩn phế viêm, vi khuẩn tụ cầu. Khi sức đề kháng của bê, nghé giảm, các vi khuẩn này sẽ tấn công vào phổi và gây bệnh.

Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra do ấu trùng giun đũa, giun phổi gây tổn thương ở phổi tạo điều kiện cho nhiễm trùng kế phát.

Triệu chứng

Khi mắc bệnh, bê, nghé sốt cao 40 - 410C kéo dài, kém ăn, mệt mỏi, hay nằm, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, ho khạc từng cơn, nhất là vào ban đêm hoặc sáng sớm. Nhiều trường hợp bê, nghé bị tiêu chảy kế phát, ăn kém hoặc bỏ ăn, niêm mạc mắt đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi. Khi sốt cao bê, nghé thường có biểu hiện run rẩy, co giật, đi xiêu vẹo hoặc nằm liệt một chỗ.

Vật nuôi khó thở, biểu hiện ho tăng dần, khi ho chảy nhiều bọt khí, chảy dãi. Trường hợp nặng hơn có dịch mủ chảy ra từ miệng, mũi. Một số vật nuôi bị bệnh có biến chứng viêm ruột, ỉa chảy do nuốt đờm dãi có chứa vi khuẩn vào đường tiêu hóa. Vật nuôi thường chết trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày với tỷ lệ chết cao (80 - 100%).

Điều trị

Sử dụng kháng sinh tiêm bắp kết hợp với sulfamit liên tục 4 - 5 ngày. Penicilin hoặc Ampiciline liều 20.000 UI/kg khối lượng. Kanamycine hoặc Gentamycine liều 20 mg/kg khối lượng. Kết hợp với điều trị khắc phục triệu chứng bằng tiêm Ephedrin hoặc Diaphilin liều 1 ml/20 kg khối lượng/ngày. Tăng cường sức đề kháng bằng tiêm Vitamin B, C và Cafein. Trường hợp nặng truyền tĩnh mạch dung dịch huyết thanh mặn ngọt với liều 100 ml/10 kg thể trọng.

Phòng bệnh

Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Định kỳ tổng vệ sinh và tẩy sát trùng chuồng trại. Cho bê, nghé ăn uống tốt, đầy đủ khẩu phần. Phát hiện sớm những con mắc bệnh để cách ly và điều trị kịp thời.

Hà Nguyễn


Có thể bạn quan tâm

Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1
Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1
Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1

08/11/2013 02:29 Ngày 7.11, ông Nguyễn Minh Hải, Trưởng phòng Dịch tễ, Chi cục Thú y tỉnh Bình Phước, cho biết vừa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1 trên đàn vịt nuôi tại hộ chăn nuôi của ông Võ Thanh Hồng (ấp Suối Da, xã Tân Hưng, H.Đồng Phú,...

Hội chứng tiêu chảy ở bê nghé
Hội chứng tiêu chảy ở bê nghé
Hội chứng tiêu chảy ở bê nghé

(Người Chăn Nuôi) - Bệnh tiêu chảy thường xảy ra ở bê, nghé non dưới 6 tháng tuổi. Bệnh thường xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt, mùa hè nóng ẩm sau những trận mưa rào làm chuồng trại và bãi chăn bị...

Phòng và điều trị các bệnh đau mắt ở gà
Phòng và điều trị các bệnh đau mắt ở gà
Phòng và điều trị các bệnh đau mắt ở gà

(Người Chăn Nuôi) - Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc gà bị đau mắt, mờ mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quan sát của gà cũng như các hoạt động khác. Việc phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động cho gà...